Quê hương núi Đọi sông Châu

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, thời gian qua, Ban Thanh niên Công an tỉnh Hà Nam đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa, thiết thực, đậm tính nhân văn, hướng về cộng đồng. Hiệu quả các hoạt động không chỉ trực tiếp góp phần vào công tác an sinh xã hội tại địa phương mà còn khẳng định vai trò và tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người chiến sĩ công an trong lòng nhân dân.

Thời điểm này, các cấp, ngành, địa phương trong cả nước đã và đang có nhiều hoạt động chuẩn bị hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Chuẩn bị cho những hoạt động tại lễ kỷ niệm, từ ngày mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua, đoàn cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hà Nam đã chia tay gia đình, người thân, tạm biệt đơn vị lên đường thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt: luyện tập chuẩn bị phục vụ lễ diễu binh, diễu hành sẽ được tổ chức tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vào đầu tháng 5 tới.

Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều nữ doanh nhân, những người đang nỗ lực vượt qua rào cản về định kiến giới để khẳng định vai trò là một trong những nguồn lực tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Và không ít những câu chuyện về hành trình sáng tạo doanh nghiệp, kinh nghiệm vượt khó của nhiều nữ doanh nhân trẻ thành đạt đã và đang truyền cảm hứng khởi nghiệp cho đông đảo chị em phụ nữ hiện đại.

Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Hội LHPN tỉnh phát động, thời gian qua, Ban Phụ nữ Công an tỉnh đã có nhiều cách làm sáng tạo nhằm góp phần hỗ trợ, chăm sóc những trẻ em hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Tham gia hưởng ứng chương trình, những nữ chiến sĩ công an đã trở thành những người mẹ, người chị giúp cho nhiều em nhỏ vượt qua nghịch cảnh, vững tâm học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành. Tấm lòng và những việc làm cụ thể, thiết thực mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của những người mẹ, người chị đã, đang góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công an nhân dân.

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh có Sáu điều dạy Công an nhân dân (CAND) (11/3/1948 – 11/3/2024); 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024), ngày 06/3, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an tỉnh tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương, Báo công dâng Bác tại Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy CAND (thôn Chùa Nguộn, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang).

Gần 30 năm gắn bó và có nhiều dấu ấn với nghệ thuật chèo, nhưng bất cứ ai tiếp xúc với nghệ sĩ Bích Việt đều nhận thấy chị là người giản dị, chân thành. Chị bảo: “Mình lớn lên rồi chọn chèo như một định mệnh, gắn bó với Hà Nam cũng là một cái duyên. Mong muốn duy nhất của mình là được theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật”.

Đã thành lệ, năm nào cũng vậy vào ngày mùng 10 tháng Giêng làng Nội Kiếu, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân lại tưng bừng mở hội. Hội làng tổ chức vào những ngày đầu Xuân mới, dù công việc đồng áng thời điểm này rất bận nhưng người dân thôn Nội Kiếu vẫn tranh thủ thời gian tham dự lễ hội, vào đình lễ Thánh cầu may, cầu an, cầu phúc cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...

Trong số những thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2024 của Kim Bảng, chúng tôi rất ấn tượng bởi có một nữ cử nhân đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Đó là Nguyễn Thị Như Ý, ở thôn Nhật Tựu, xã Nhật Tựu. Thầm ngưỡng mộ tinh thần tình nguyện của Nguyễn Thị Như Ý, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ, trò chuyện và nhận thấy trong em luôn có một tình yêu đặc biệt với màu xanh áo lính. Xuất phát từ tình yêu đó, em đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ, gia nhập môi trường quân đội - một môi trường có tính kỷ luật rất cao.

Quần thể danh thắng Tam Chúc nằm trên địa phận thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng. Cách đây trên 10.000 năm vùng đất này đã có người Việt cổ đến cư trú và khai phá. Các di chỉ, hiện vật mang những nét đặc trưng của văn hóa Hòa Bình, văn hoá Đông Sơn và các hiện vật thời kỳ Đông Hán, Tuỳ - Đường sang Lý - Trần được tìm thấy trên vùng đất này đã chứng tỏ điều đó. Vùng đất này còn gắn với các các vị thần, Phật, quân vương như Đinh Tiên Hoàng, Lý Quốc Sư, Trần Nhân Tông cùng những lễ hội độc đáo. Mang trong mình nhiều lớp trầm tích về lịch sử, văn hóa, từ những xóm núi heo hút xưa, Ba Sao đã trở thành thị trấn và đang ngày càng vươn mình phát triển, đặc biệt với thế mạnh du lịch khi nơi đây hiện hữu ngôi chùa kỳ vĩ, công trình thế kỷ của văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam và thế giới cùng các ngôi cổ tự có từ ngàn năm thờ Phật và những người có công với dân với nước.

Nhắc đến Liễu Đôi, Liêm Túc đất vật nổi tiếng một vùng xưa nay, tôi cứ nhớ mãi lời tâm sự của một nhà nghiên cứu nguyên là cán bộ Sở Văn hóa-Thông tin thời còn tỉnh hợp nhất Hà Nam Ninh, rằng: Bao năm từ Nam Định về dự hội Liễu Đôi(*) vẫn cứ phải dắt xe đạp trên chiếc cầu làm bằng thanh ray đường sắt (có tên cầu Đen) bắc qua con sông nhỏ nối La Sơn (Bình Lục) sang Liêm Túc (Thanh Liêm). Lại nữa, khi có chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục, nước sạch nông thôn (của Tổ chức viện trợ phi chính phủ Plan), Liêm Túc là một trong những xã nghèo được ưu tiên hỗ trợ xây trường, khoan giếng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt…

Năm cũ đã qua, chúng ta đón năm Giáp Thìn 2024 trong niềm hân hoan chào xuân mới cùng niềm vui khi đất nước vượt qua gian khó, duy trì sự phát triển ổn định, thể hiện mạnh mẽ khát vọng hóa Rồng.

Bước sang năm mới Giáp Thìn 2024, với những kết quả quan trọng đã đạt được trong năm 2023 - năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; với mục tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hà Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng, đổi mới, sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương Hà Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Về xã Xuân Khê (Lý Nhân) hỏi nghệ nhân - doanh nhân Trương Minh Ngọc, sinh năm 1971 hầu như ai cũng biết. Biết anh không chỉ là người lam lũ từ tấm bé, hay lam hay làm, mà bởi anh là một người đam mê nghề làm nhà gỗ cổ góp phần lưu giữ văn hóa truyền thống nhà cổ cha ông để lại từ hàng trăm năm trước. Anh và bạn nghề đã thực hiện nhiều công trình nhà cổ ở khắp vùng gần xa trên toàn quốc. Các công trình từ nhà dân đến đền, đình, chùa là những tác phẩm nghệ thuật phỏng theo tích cổ, được chạm khắc tinh vi với đường nét kênh bong mềm mại, uyển chuyển, thể hiện rõ tâm nguyện lưu giữ được hồn quê.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nghề làm trống và sản phẩm trống Đọi Tam (Đọi Sơn, Duy Tiên) vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trống linh thiêng trong các lễ hội truyền thống; tưng bừng trong ngày hội khao quân, rộn ràng, bay bổng trong đời sống nghệ thuật dân gian; lưu giữ và gợi nhớ bao ký ức học trò mỗi khi tiếng trống trường ngân vang trong lễ khai giảng năm học mới... Nói, nghề làm trống và sản phẩm trống luôn có một giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật nhất định trong lịch sử dân tộc nước nhà, là vậy.

Ngày Tết, đối với gia đình Việt luôn có mâm ngũ quả dâng cúng đặt trên bàn thờ tổ tiên, trong đó nải chuối là trung tâm. Với danh xưng “Chuối tiến Vua” từ xa xưa, năm 2012 lại được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công bố nằm trong top 50 loại trái cây đặc sản Việt Nam, chuối Ngự Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân) không chỉ là món quà quý ngày thường, mà còn là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình mua về dâng cúng tổ tiên dịp Tết.

Tuổi đời còn rất trẻ nhưng luôn kiên trì vượt khó, dám nghĩ, dám làm, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội trong kinh doanh, phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương. Với niềm đam mê và sự cố gắng, nỗ lực, nhiều thanh niên sớm trở thành những ông chủ trẻ, lan truyền đam mê cho những người trẻ khác trên bước đường khởi nghiệp đầy thách thức ở mảnh đất đồng chiêm Hà Nam.

Cách đây 555 năm (1469 - 2024), vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497), triều đình nhà Lê, sau khi định bản đồ, đổi đạo thành 12 thừa tuyên, đất Duy Tiên, Hà Nam thời đó thuộc Thừa Tuyên Thiên Trường.

“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu/Dấn thân vô là phải chịu tù đầy/Là gươm kề tận cổ, súng kề tai/ Là thân sống chỉ coi còn một nửa/ Bao khổ ấy, thôi cần chi nói nữa/ Bạn đời ơi! Ta đã hiểu nhau rồi.” – Bài thơ “Trăng trối” của nhà thơ Tố Hữu. Khi chúng tôi hỏi chuyện về những năm tháng từng sống, hoạt động, đấu tranh... trong nhà lao Phú Quốc cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Bá Quyền, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý chậm chãi đọc những câu thơ trên như lời khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bản lĩnh và khí tiết của người chiến sĩ cộng sản cũng luôn kiên định, vững vàng; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì nước, vì dân.

Giữa tháng 11 năm 2023 tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi điện thoại từ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu – người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu, sưu tầm các điệu hát Trống quân cổ ở xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm. Qua điện thoại, bác Lâu phấn khởi thông báo cho tôi tin vui: Hát Trống quân Liêm Thuận đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”. Tôi chúc mừng bác Lâu và chúc mừng người dân Liêm Thuận. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia chính là nền tảng và động lực quan trọng để hát Trống quân Liêm Thuận được bảo tồn, phát huy trong giai đoạn mới. Đặc biệt, là người dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các điệu hát Trống quân nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu giờ đã hoàn toàn yên tâm: Hát Trống quân Liêm Thuận sẽ được các thế hệ giữ gìn và tiếp nối tới mai sau.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy