Quê hương núi Đọi sông Châu

Thôn Thổ Ốc là một trong tám thôn của Xã Trần Hưng Đạo (Lý Nhân), được sáp nhập bởi hai thôn Ốc Đông và Ốc Bắc năm 2020.

Là vùng đất nổi tiếng với nhiều đặc sản đồng quê đi vào sử sách như chuối ngự Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, quýt Văn Lý, … Hà Nam giờ đây còn có thêm gần một trăm sản phẩm nữa được gắn nhãn hiệu sản phẩm OCOP. Hầu như các sản phẩm đều được chế biến hoặc có nguồn gốc từ nông nghiệp, trong đó có những loại đã trở thành đặc sản tiêu biểu của Hà Nam ở các khu, điểm du lịch hiện nay như các sản phẩm bánh, kẹo Cham Cham, bánh đa Kiện Khê, chuối ngự Đại Hoàng…

Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Lý Nhân đã đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục của địa phương.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa Xuân Canh Tý năm 40 (sau Công nguyên) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại thế lực phong kiến Đông Hán phương Bắc, được nhân dân khắp nơi ủng hộ, hưởng ứng, tạo thành sức mạnh như vũ bão đã đi vào lịch sử dân tộc, in đậm trong tâm tư, tình cảm mỗi người dân Việt Nam như một huyền thoại. Trong cuộc tập hợp nghĩa quân đứng lên khởi nghĩa đó, trên vùng đất Hà Nam đã ghi dấu nhiều sự kiện, trong đó vùng đất Lạt Sơn - nơi mà Nữ tướng Lê Chân lập căn cứ và hy sinh tại đây đã minh chứng cho điều đó.

Bất cứ ai đã từng một lần được gặp, được nghe Bác Hồ trò chuyện và được đón nhận sự quan tâm cùng tình cảm của Người dành cho đều cảm thấy thật xúc động và nhớ mãi không quên. Với cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Quế (Phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý) kỷ niệm về lần được gặp Bác Hồ kính yêu luôn được ông trân trọng coi đó là niềm vinh dự, tự hào lớn lao của người lính.

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” - những điều Bác Hồ dạy là bài học quý giá và là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ thiếu niên, nhi đồng. Thực hiện lời dạy của Bác, Hội đồng Đội các cấp trong tỉnh đã triển khai hiệu quả phong trào Thiếu nhi Hà Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. Từ đó, tạo môi trường tốt nhất để các em ra sức học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Lần nào cũng vậy, những cuộc gặp gỡ thân tình hằng năm của các thế hệ cựu chiến binh (CCB) hải quân tỉnh Hà Nam luôn có một không khí rất đặc biệt. Cùng với niềm vui, phấn khởi được gặp gỡ, giao lưu là tâm trạng bồi hồi, xúc động với bao câu chuyện, kỷ niệm đáng nhớ về một thời trận mạc đã trải. Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các cuộc gặp mặt mang nhiều ý nghĩa, những người lính hải quân từng vào sinh ra tử năm xưa còn luôn sát cánh cùng nhau chia sẻ khó khăn, động viên nhau nỗ lực xây dựng cuộc sống gia đình và góp sức xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Trong không khí tự hào, phấn khởi kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023), những cựu chiến binh (CCB) từng tham gia Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lại nhớ về một thời hào hùng - một thời lửa đạn. Đó là những ngày tháng gian khổ, ác liệt trong bom rơi, lửa đạn, những người lính ấy đã dũng cảm xông pha nơi tiền tuyến, góp phần không nhỏ làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp được gặp gỡ và trò chuyện với cựu chiến binh (CCB) Lê Anh Đếnh, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, người trực tiếp có mặt tại Dinh Độc Lập vào giờ phút lịch sử trọng đại của cả dân tộc - trưa ngày 30/4/1975. Được chứng kiến thời khắc Tổng thống Dương Văn Minh và nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, được chứng kiến lực lượng của ta áp giải Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng trên hệ thống phát thanh cả nước, là thời khắc lịch sử tôi không bao giờ quên - CCB Lê Anh Đếnh xúc động chia sẻ.

Chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm, nhưng kỷ niệm về những năm tháng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong ký ức của Đại tá Trần Xuân Trường, cựu chiến binh xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng.

Với vị trí chiến lược quan trọng, thị xã Hà Nam xưa (nay là thành phố Phủ Lý) là một trong những trọng điểm bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt nhất khi Mỹ quay trở lại ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Phù Vân chia lửa, đồng cam cộng khổ, anh dũng kiên cường, cùng với Lam Hạ trở thành một trong những khu vực trọng yếu của các trận địa pháo phòng không bảo vệ thị xã. Chiến tranh kết thúc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phù Vân tập trung phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Một vùng nông thôn mới ngoại thành với nông nghiệp khởi sắc, cây lúa, hoa, cây cảnh, rau màu cho giá trị kinh tế cao, thương mại dịch vụ phát triển, hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống làng quê đã và đang ngày càng khẳng định vị thế, là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Với phương châm: lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu phát triển, tạo thương hiệu; phát huy tính chủ động, sáng tạo, cách làm hay để thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường, phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã thực sự lan tỏa sâu rộng, khơi dậy ý chí, tinh thần vượt khó làm giàu; thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh trong mỗi hội viên. Đó chính là nguồn lực quan trọng để hội CCB các cấp thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước của địa phương.

Trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (28/6 - 16/9/1972), một chiến sỹ trẻ là người con của quê hương Hà Nam đã có hành động dũng cảm dùng răng cắn chặt mối nối hai đầu dây thông tin để bảo đảm lệnh chiến đấu được truyền phát thông suốt, kịp thời, góp phần vào chiến công oanh liệt của quân và dân ta. Người lính thông tin dũng cảm đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Duy Hoan, quê ở xã Vũ Bản, huyện Bình Lục.

Là một trong những xã có xuất phát điểm thấp, kinh tế còn nhiều khó khăn nên hành trình về đích nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao của xã Hoàng Tây cũng gặp nhiều thử thách. Nắm bắt điều đó, cấp ủy, chính quyền xã Hoàng Tây đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương, đồng thời huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, diện mạo nông thôn của Hoàng Tây có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên.

Tránh làm chiếu lệ, phô trương, hình thức, những năm qua các mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng bộ xã Tiên Ngoại (thị xã Duy Tiên) lựa chọn xây dựng phù hợp với thực tiễn, có sức lan tỏa trong cuộc sống. Điển hình như các mô hình: “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang”, “Khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp - an toàn”, “Thu gom vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng”...

Lải Lèn là điệu múa hát cổ được thực hiện trong nghi lễ tế Thần tại đình làng Nội Chuối (nay là thôn Nội Đọ - được sáp nhập từ thôn Nội Chuối với thôn Đọ), xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân. Theo các bà, các cô trong câu lạc bộ (CLB) hát múa Lải Lèn: Không mượt mà, sâu lắng như những điệu hát dân ca, múa hát cổ Lải Lèn rất khó hát và khó múa. Tuy nhiên, đây là nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc cha ông để lại, chỉ có ở Nội Chuối. Vì vậy, những năm qua người dân Nội Chuối luôn nỗ lực gìn giữ và mong muốn lưu truyền lại điệu múa hát cổ cho các thế hệ tiếp nối.

Vè là một trong những thể loại văn học dân gian Việt Nam cùng với ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ, phương ngôn, truyện cổ, truyện ngụ ngôn… Vè ở Hà Nam có một số lượng khá phong phú, bởi từ ngàn xưa đã lưu truyền tục lệ “Quả có mùa, vè đua vô chạp”. Nghĩa là thi hát, thi kể vè có thể diễn ra vào bất cứ thời gian, mùa vụ nào.

Hát Dậm đến nay sưu tầm có trên 50 điệu khác nhau, trong đó trên 30 điệu đã được nghiên cứu và ghi lại thành bản nhạc.

Đình Vĩnh Trụ tọa lạc trên địa phận xóm 1, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, được công nhận Di tích lịch sử văn hoá - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Ngày 22/12/2022, UBND tỉnh Hà Nam công nhận Khu di tích lịch sử, văn hóa đình Vĩnh Trụ là điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Những người con Vĩnh Trụ hôm nay, dù đang công tác, sinh sống ở đâu trên mọi miền Tổ quốc, đều mang trong mình sự tự hào và ý thức giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, lễ hội truyền thống địa phương.

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, thời gian qua, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, đậm tính nhân văn hướng về cộng đồng. Hiệu quả các hoạt động không chỉ trực tiếp góp phần vào công tác an sinh xã hội tại địa phương mà còn khẳng định rõ hơn vai trò, hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an vì nhân dân phục vụ.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy