Quê hương núi Đọi sông Châu

Ra mắt Ban liên lạc chiến sỹ lái xe Trường Sơn tỉnh Hà Nam

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 21/7, Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh tỉnh Hà Nam tổ chức ra mắt Ban liên lạc chiến sỹ lái xe Trường Sơn tỉnh Hà Nam.

Với tình yêu màu xanh áo lính và ước mơ trở thành người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, sau khi tốt nghiệp Khoa Luật, Học viện An ninh Nhân dân, sinh viên trẻ Lương Thị Phương Lan đã tình nguyện viết đơn nhập ngũ và trở thành nhân viên Quân nhu kiêm Hành chính, Văn phòng Bộ CHQS tỉnh Hà Nam.

Với xuất phát điểm “3 không” (không có tài chính, không có chuyên môn, không có mối quan hệ), cô gái trẻ Trịnh Thị Dung gặp muôn vàn khó khăn trong hành trình khởi nghiệp, thậm chí có những thời điểm tưởng chừng như gục ngã.  Nhưng, với ý chí, nghị lực và khát vọng làm giàu mạnh mẽ, Dung đã khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch, an toàn và đang giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ - Thương mại Thành Đạt (phường Liêm Chính, TP Phủ Lý).

Đây là tên một bài phóng sự đăng trên trang 1 Báo Nhân Dân, số ra ngày 20/7/2008. Tác giả bài viết là nhà báo Hải Đường, khi ấy ông là Ủy viên Ban biên tập báo Nhân Dân. Tôi là một độc giả quê ở thành phố Phủ Lý (Hà Nam), rất nhớ bài này, vì đây là bài báo chính thức lần đầu đăng trên Báo Đảng, về một sự kiện bi hùng trên mảnh đất này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Số báo hôm ấy được người dân xã Lam Hạ nói riêng, người dân thành phố nói chung chuyền tay nhau đọc trong sự xúc động và tự hào.

Cách đây 25 năm, tôi có dịp may mắn được biết cố Lương y – cụ Dương Đức Uyển, thôn Ninh Phú, thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm là một thầy thuốc đông y có nhiều bài thuốc gia truyền đặc trị, chữa khỏi nhiều bệnh mãn tính. Trong đó đặc biệt là bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn đặc trị bệnh U xơ tiền liệt tuyến - tiền thân của bài thuốc Trường Lưu Thủy hiện nay do cháu nội của cụ là Thạc sỹ, bác sỹ Dương Đức Tiến tiếp thu, phát triển kết hợp phương pháp sản xuất hiện đại thành dạng viên nang cứng, đạt chuẩn GMP – WHO, dễ sử dụng và dùng được cho cả bệnh nhân tiểu đường, mang lại hiệu quả nhanh chóng, bền vững mà không phải mổ.

Tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Hoàng Tây (Kim Bảng), trong số 150 ngôi mộ hiện hữu thì có tới 47 ngôi mang chung một thông tin “Hy sinh ngày: 03-07-1954”, trong đó 45/47 ngôi cùng có thêm dòng chữ: “Liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, “Đơn vị E95 - F395”. 47 liệt sĩ đó là những cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực (thuộc một đại đội của Trung đoàn 95, Sư đoàn 325) và du kích địa phương đã anh dũng hy sinh trong một trận chiến đấu với quân Pháp tại xóm Buộm (Hoàng Tây) cách đây tròn 70 năm.

Với địa hình đồi rừng, núi đá, có những thung lũng xen kẽ, thổ nhưỡng ở thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm rất hợp với sự phát triển của cây chè. Chè xanh Bồng Lạng ngon nổi tiếng. Chẳng thế mà trước kia ở đây đã có hợp tác xã thu mua lá chè xanh. Đây cũng là nơi cung cấp chè lá cho nhiều vùng xung quanh cũng như các tỉnh lân cận Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình. 

Dòng tộc họ Dương chi 3, thôn Dương Cương, xã Đại Cương (Kim Bảng) vừa tổ chức trao thưởng cho các cháu có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc trong năm học 2023 - 2024. 

Trồng sen lấy hạt vốn là nghề truyền thống của người dân nhiều vùng đồng trũng trong tỉnh. Trước đây cây sen đặc biệt phát triển mạnh ở các xã ven đê dọc sông Hồng, nơi có nhiều ao, hồ, đầm của thị xã Duy Tiên và huyện Lý Nhân. Những năm gần đây, nghề trồng sen được mở rộng ra các địa phương khác phía trong đê. Diện tích trồng sen phát triển với nhiều loại sen mới theo hướng khai thác hoa giúp phát huy hiệu quả kinh tế.

Sáng 24/6, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức đoàn thẩm định thực tế hồ sơ của 2 ứng viên tham gia chương trình bình chọn “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2024” là chị Trịnh Thị Dung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ - Thương mại Thành Đạt và anh Trần Đăng Nhàn, Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Trà (thành phố Phủ Lý). 

Nghệ nhân, thợ giỏi được xem là hạt nhân của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Do đó, những năm qua, tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm thực hiện tốt việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề.

Thực hiện Đề án “Phát huy giá trị văn hóa đồng chiêm trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025”, năm 2022 Nhà truyền thống huyện Bình Lục được khởi công xây dựng. Đến tháng 10/2023, Nhà truyền thống huyện khánh thành và đưa vào sử dụng.

Trở lại thôn Cao Cát, thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục) hôm nay diện mạo nông thôn mới nơi đây có nhiều khởi sắc.

Từ năm 2019 đến nay, lão nông được chọn “đóng vai” vua Lê Đại Hành trong lễ hội Tịch điền là ông Nguyễn Ngọc An, 74 tuổi, thôn Lĩnh Trung, xã Tiên Sơn. 

Theo Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch vùng huyện Lý Nhân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị trấn Vĩnh Trụ định hướng trở thành đô thị loại IV vào năm 2025. Những năm qua, công tác quy hoạch thị trấn được các cấp, ngành và địa phương đặc biệt quan tâm, ưu tiên vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng các tiêu chí đô thị mới. Nhờ đó, đến nay diện mạo thị trấn Vĩnh Trụ có nhiều khởi sắc.

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Giờ đây, OCOP được khẳng định giá trị không chỉ là vấn đề kinh tế, môi trường mà còn là văn hóa. Nó chính là niềm tự hào của chủ thể, là câu chuyện tạo ra các giá trị văn hóa để khuyến khích, hấp dẫn, cuốn hút khách hàng.

Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc với mục tiêu góp phần ngăn ngừa xung đột, khôi phục hoà bình, an ninh quốc tế. Thực hiện mục tiêu ấy, những năm qua, Việt Nam đã cử lực lượng tham gia gìn giữ hoà bình tại Sudan, Nam Sudan và Abyei (khu vực châu Phi nơi đang xảy ra xung đột). Phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã có dịp gặp gỡ, trao đổi với Thiếu uý, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Đinh Quang Linh - một chiến sĩ trẻ thuộc đơn vị Quân khu 3 (trú tại xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm)  một trong những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam đã, đang tham gia sứ mệnh gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA (Abyei, châu Phi), để hiểu rõ thêm về nhiệm vụ cũng như tinh thần, nhiệt huyết của những người lính trẻ trong thực hiện sứ mệnh được giao.

Những ngày tháng năm này, cùng với nhân dân cả nước long trọng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hà Nam cũng thành kính kỷ niệm tròn bảy thập niên sự kiện vang danh mang tên Núi Chùa (Thanh Tâm, Thanh Liêm). Chiến tranh đã lùi xa và nhiều năm qua cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc đang hiện hữu trên khắp các miền quê hương, đất nước… nhưng âm hưởng về sự kiện Núi Chùa - Trận chống càn Chanh Chè lần thứ hai (ngày 21/5/1954) vẫn luôn hằn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân, chiến sĩ LLVT Hà Nam, trở thành dấu ấn lịch sử đậm nét gắn liền với những năm tháng đấu tranh hào hùng, bi tráng của dân tộc và quê hương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sáng 21/5, tại Đền Liệt sĩ Núi Chùa, Huyện uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Thanh Liêm long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm trận chiến đấu chống càn tại núi Chùa, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm (21/5/1954 - 21/5/2024).

Đã 55 năm Bác Hồ đi xa nhưng hình ảnh của Người, công lao của Người, tình cảm của Người luôn được người dân cả nước nói chung, người dân Hà Nam nói riêng khắc ghi trong lòng. Người dân nhớ đến Bác bằng tình cảm kính trọng, biết ơn vô hạn. Bác sống mãi trong lòng nhân dân.

Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần  làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước. Chính từ địa linh này Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng như các tướng thời Đinh – Lê  đã dùng nơi đây làm cơ sở tổ chức luyện binh chống thù trong giặc ngoài.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy