Quê hương núi Đọi sông Châu

Trong những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp được gặp gỡ và trò chuyện với cựu chiến binh (CCB) Lê Anh Đếnh, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, người trực tiếp có mặt tại Dinh Độc Lập vào giờ phút lịch sử trọng đại của cả dân tộc - trưa ngày 30/4/1975. Được chứng kiến thời khắc Tổng thống Dương Văn Minh và nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, được chứng kiến lực lượng của ta áp giải Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng trên hệ thống phát thanh cả nước, là thời khắc lịch sử tôi không bao giờ quên - CCB Lê Anh Đếnh xúc động chia sẻ.

Chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm, nhưng kỷ niệm về những năm tháng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong ký ức của Đại tá Trần Xuân Trường, cựu chiến binh xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng.

Với vị trí chiến lược quan trọng, thị xã Hà Nam xưa (nay là thành phố Phủ Lý) là một trong những trọng điểm bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt nhất khi Mỹ quay trở lại ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Phù Vân chia lửa, đồng cam cộng khổ, anh dũng kiên cường, cùng với Lam Hạ trở thành một trong những khu vực trọng yếu của các trận địa pháo phòng không bảo vệ thị xã. Chiến tranh kết thúc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phù Vân tập trung phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Một vùng nông thôn mới ngoại thành với nông nghiệp khởi sắc, cây lúa, hoa, cây cảnh, rau màu cho giá trị kinh tế cao, thương mại dịch vụ phát triển, hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống làng quê đã và đang ngày càng khẳng định vị thế, là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Với phương châm: lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu phát triển, tạo thương hiệu; phát huy tính chủ động, sáng tạo, cách làm hay để thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường, phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã thực sự lan tỏa sâu rộng, khơi dậy ý chí, tinh thần vượt khó làm giàu; thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh trong mỗi hội viên. Đó chính là nguồn lực quan trọng để hội CCB các cấp thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước của địa phương.

Trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (28/6 - 16/9/1972), một chiến sỹ trẻ là người con của quê hương Hà Nam đã có hành động dũng cảm dùng răng cắn chặt mối nối hai đầu dây thông tin để bảo đảm lệnh chiến đấu được truyền phát thông suốt, kịp thời, góp phần vào chiến công oanh liệt của quân và dân ta. Người lính thông tin dũng cảm đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Duy Hoan, quê ở xã Vũ Bản, huyện Bình Lục.

Là một trong những xã có xuất phát điểm thấp, kinh tế còn nhiều khó khăn nên hành trình về đích nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao của xã Hoàng Tây cũng gặp nhiều thử thách. Nắm bắt điều đó, cấp ủy, chính quyền xã Hoàng Tây đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương, đồng thời huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, diện mạo nông thôn của Hoàng Tây có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên.

Tránh làm chiếu lệ, phô trương, hình thức, những năm qua các mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng bộ xã Tiên Ngoại (thị xã Duy Tiên) lựa chọn xây dựng phù hợp với thực tiễn, có sức lan tỏa trong cuộc sống. Điển hình như các mô hình: “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang”, “Khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp - an toàn”, “Thu gom vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng”...

Lải Lèn là điệu múa hát cổ được thực hiện trong nghi lễ tế Thần tại đình làng Nội Chuối (nay là thôn Nội Đọ - được sáp nhập từ thôn Nội Chuối với thôn Đọ), xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân. Theo các bà, các cô trong câu lạc bộ (CLB) hát múa Lải Lèn: Không mượt mà, sâu lắng như những điệu hát dân ca, múa hát cổ Lải Lèn rất khó hát và khó múa. Tuy nhiên, đây là nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc cha ông để lại, chỉ có ở Nội Chuối. Vì vậy, những năm qua người dân Nội Chuối luôn nỗ lực gìn giữ và mong muốn lưu truyền lại điệu múa hát cổ cho các thế hệ tiếp nối.

Vè là một trong những thể loại văn học dân gian Việt Nam cùng với ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ, phương ngôn, truyện cổ, truyện ngụ ngôn… Vè ở Hà Nam có một số lượng khá phong phú, bởi từ ngàn xưa đã lưu truyền tục lệ “Quả có mùa, vè đua vô chạp”. Nghĩa là thi hát, thi kể vè có thể diễn ra vào bất cứ thời gian, mùa vụ nào.

Hát Dậm đến nay sưu tầm có trên 50 điệu khác nhau, trong đó trên 30 điệu đã được nghiên cứu và ghi lại thành bản nhạc.

Đình Vĩnh Trụ tọa lạc trên địa phận xóm 1, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, được công nhận Di tích lịch sử văn hoá - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Ngày 22/12/2022, UBND tỉnh Hà Nam công nhận Khu di tích lịch sử, văn hóa đình Vĩnh Trụ là điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Những người con Vĩnh Trụ hôm nay, dù đang công tác, sinh sống ở đâu trên mọi miền Tổ quốc, đều mang trong mình sự tự hào và ý thức giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, lễ hội truyền thống địa phương.

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, thời gian qua, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, đậm tính nhân văn hướng về cộng đồng. Hiệu quả các hoạt động không chỉ trực tiếp góp phần vào công tác an sinh xã hội tại địa phương mà còn khẳng định rõ hơn vai trò, hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an vì nhân dân phục vụ.

Cùng với triển khai tốt chương trình giáo dục theo nội dung các môn học, tiết học chính khóa, thời gian qua, việc đưa chương trình giáo dục văn hóa truyền thống, lịch sử địa phương vào giảng dạy trong trường học được các cấp học, các nhà trường trên địa bàn tỉnh thực hiện nền nếp. Qua đó, đã góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh chủ động tìm hiểu, khám phá và nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa, lịch sử địa phương, bồi đắp tình yêu và niềm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước…

Xã Liêm Thuận nằm trong vùng văn hóa truyền thống Liễu Đôi của huyện Thanh Liêm. Địa hình xã nằm giữa đồng chiêm trũng, xưa bốn bề nước bao vây, người dân đi lại đều phải dùng thuyền. Chính vì điều kiện sinh sống đó mà tục hát Trống quân trên thuyền đã ra đời trong những thôn làng cổ với những cái tên nôm na: Lau, Gừa, Sông, Chảy, Chằm, Thị… Nét sinh hoạt văn hóa đặc biệt này diễn ra vào dịp trước sau rằm tháng Tám khi trăng thanh gió mát, thời điểm nông nhàn.

Đó là chia sẻ của điều dưỡng Đào Văn An, làm việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nam.

Năm 2016, sau Hội thảo khoa học quốc gia “Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp”, Cụm di tích nhà Tiền Lê gắn với thân thế và sự nghiệp của Hoàng đế Lê Đại Hành (thôn Ngũ Cõi, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm) đã được UBND tỉnh Hà Nam quan tâm nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng nhằm phát huy giá trị phục vụ nhu cầu tâm linh và phát triển du lịch.

Thời gian gần đây, khi về Hà Nam du khách được biết và thưởng thức sản phẩm trà ướp hương sen (trà sen) - Hoàng Trà Bách liên hoa của HTX Hoàng Trà (xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý).

Tiến sỹ, bác sỹ (TS, BS) Nguyễn Anh Tuấn là thầy thuốc trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2011, và được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, hiện là Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Nam.

Đình Quyển Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng là một trong những di tích truyền thống tiêu biểu của tỉnh Hà Nam. Đình Quyển Sơn thờ hai bà Hoàng Thái hậu và Hoàng công chúa đời hậu An Dương Vương, âm phù Lý Thường Kiệt khi đi chinh phạt phương Nam. Hàng năm, tưởng nhớ ân đức của các vị tiền nhân, nhân dân trong thôn lại nô nức tổ chức lễ hội truyền thống thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.

Nằm bình yên dưới chân núi Đọi, từ lâu, làng Đọi Tam, xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên) nổi tiếng với nghề làm trống truyền thống khoảng nghìn năm tuổi. Hai chục năm trở lại đây, làng Đọi Tam còn nổi tiếng bởi đội trống nữ đánh hay, múa đều và đẹp. Không chỉ phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ các lễ hội làng…, những năm qua, tiếng trống làng Đọi Tam còn góp phần quảng bá văn hóa làng nghề tới người dân khắp mọi miền Tổ quốc.  

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy