Quê hương núi Đọi sông Châu

"Ra đi chín tổng mười làng/ Đừng quên cháo loãng, cơm vàng Phúc Châu"; "Dù ai buôn đâu, bán đâu/ Nhớ ngày lễ hội Phúc Châu ta về"… đã bao đời nay, người dân Phúc Châu (Hợp Lý, Lý Nhân) tự hào truyền tụng nhau câu ca cửa miệng mà bao thế hệ dân làng từng ghi lòng tạc dạ về nguồn cội, gốc gác quê hương mình - vùng đất trù mật, bình yên có bề dày truyền thống về tinh thần thượng võ bên dòng Châu Giang xanh mát…

Hà Nam rộng mở năm cửa ngõ như hoa xòe năm hướng, giao lưu với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, miền Tây Bắc. Mỗi nơi đặt mốc địa giới, biểu tượng đặc trưng văn hóa sông Châu, núi Đọi với lời ngỏ “Hà Nam kính chào quý khách”.

Nam Xang là vùng đất hình thành từ sớm, ngay từ những buổi đầu dựng nước Văn Lang. Đất Nam Xang bốn bề sông nước bao quanh. Phía Đông, Nam Xang giáp sông Hồng, nơi cách đây trên 1.000 năm Triệu Quang Phục – tướng quân nhà vua Tiền Lý - sau là vị vua thứ 10 trong các triều đại vua Việt Nam đã lấy tổng Yên Trạch (nay thuộc xã Bắc Lý), phủ Nam Xang làm vành đai bảo vệ căn cứ đầm Dạ Trạch chống giặc Lương xâm lược. Mối liên hệ này đã để lại nơi đây những lễ hội riêng có và làn điệu hát Lải Lèn – tục hát thờ thần độc đáo vẫn tồn tại đến ngày nay.

Làng tôi tên Nôm là làng Vọc, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tên cổ của làng là Quắc Thị, người ta dịch ra là Cướp chợ. Dữ dằn thế sao? Cướp đâu chẳng biết, chỉ biết chợ Vọc đã hình thành từ đầu thế kỉ XX.

Nằm dưới chân núi Đọi – danh thắng nổi tiếng của thị xã Duy Tiên nói riêng, của tỉnh Hà Nam nói chung, từ lâu làng Đọi Tam, xã Tiên Sơn (trước kia là xã Đọi Sơn) đã nổi tiếng khắp cả nước bởi nghề làm trống truyền thống. Với đôi tay khéo léo, tài hoa cộng với chữ tâm, chữ tín trong làm nghề, bao năm qua, trống làng Đọi Tam luôn được người dân khắp nơi tin tưởng và lựa chọn.

Những năm qua, người dân thôn Tế Xuyên Bến, xã Đức Lý (huyện Lý Nhân) tích cực tham gia các CLB văn nghệ, thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, đồng thời, giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, thôn đã thành lập được CLB múa đao, vật gậy nhằm giữ gìn môn vật gậy truyền thống từ ngàn xưa cha ông để lại. 

Kim Bảng là vùng quê có bề dày truyền thống yêu nước, cách mạng. Trong suốt chiều dài sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cùng với quê hương Hà Nam, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Kim Bảng đã lập nhiều thành tích xuất sắc và có những đóng góp to lớn. Phát huy truyền thống vẻ vang đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Kim Bảng đã và đang không ngừng nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Ngược thời gian về trước, nhiều điểm của Phủ Lý chỉ còn trong sách vở, tư liệu. Nhưng trong dọc dài hành trình phát triển, có nhiều người không quên một thị xã nhỏ hẹp, âm thầm bên những dòng sông, một “túi bom” trong những năm chống Mỹ, những con người kiên cường bám trụ để có một thành phố trẻ hội tụ những tiềm năng và hy vọng…

25 năm sau ngày tái lập tỉnh (1/1/1997 - 1/1/2022), từ một xã thuần nông, thu nhập của người dân chỉ trông vào sản xuất nông nghiệp, trải qua chặng đường dài không ngừng phát triển, đến nay Yên Bắc (thị xã Duy Tiên) đã được công nhận là phường. Không còn cảnh đường sá đi lại khó khăn, không còn cảnh nhà ở xập xệ, dột nát, diện mạo Yên Bắc hôm nay đã đổi thay rõ nét, khang trang và hiện đại; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Chùa Tế Xuyên có tên chữ là Bảo Khám tự, tọa lạc tại thôn Tế Xuyên, xã Đức Lý (Lý Nhân). Đây là một ngôi chùa lớn trong vùng.

Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu máy phát điện Nhật (thành phố Phủ Lý) Nguyễn Như Sơn đã vinh dự có mặt tại Lễ trao danh hiệu “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2021” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam vừa phối hợp tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - người con ưu tú của quê hương Hà Nam, sinh ngày 5/3/1901 tại thôn Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên (nay là Tổ dân phố Lũng Xuyên, phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên). Gần 80 năm đã trôi qua kể từ khi đồng chí hy sinh, nhưng những dấu ấn sâu đậm về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí còn được lưu lại qua các di tích tại quê hương, trước hết là ở Lũng Xuyên, thị xã Duy Tiên.

Thành lập năm 2016, sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, Đội trống nữ Đền thờ Nữ tướng Lê Chân, thôn Hồng Sơn, xã Thanh Sơn (Kim Bảng) luôn nhận được sự yêu mến của đông đảo người dân. Không chỉ biểu diễn phục vụ trong các ngày hội làng, những năm qua, Đội trống nữ Đền thờ Nữ tướng Lê Chân còn tham gia biểu diễn tại Đại hội Thể dục thể thao huyện Kim Bảng, tại lễ hội Đền Trần Thương (Lý Nhân) và nhiều sự kiện khác... Với sự cố gắng và nỗ lực hết mình, biểu diễn ở đâu, Đội trống nữ Đền thờ Nữ tướng Lê Chân cũng nhận được cổ vũ nhiệt tình của người xem.

Trong nghìn năm Bắc thuộc có một điểm đáng nhớ, đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán năm 40 (sau Công nguyên). Tuy thời gian hai Bà xưng Vương không dài (40 - 43) nhưng cuộc khởi nghĩa của Trưng Nữ Vương đã vang danh sử sách bởi lần đầu tiên đứng đầu cuộc khởi nghĩa là nữ giới và cũng lần đầu tiên một nữ giới xưng Vương.

Không chỉ là đại diện tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1940-1945, người con ưu tú của vùng đất núi Đọi, sông Châu - Nam Cao(*) còn là một cây bút xuất sắc trên lĩnh vực văn học và báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Kỷ niệm 70 năm Ngày Nhà văn, nhà báo liệt sĩ Nam Cao hy sinh, chúng ta hãy thêm một lần nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của ông đối với nền báo chí cách mạng.

Bắc Lý là vùng đất cổ, nằm bên dòng sông Long Xuyên huyền thoại, nơi ra đời những điệu hát múa dân gian Lải Lèn đậm màu sắc linh thiêng, nơi có những lễ hội độc đáo riêng có, nơi lưu giữ cuốn sách đồng cổ nặng nhất Việt Nam. Để giữ gìn những nét văn hóa dân gian đó là những di tích lịch sử văn hóa dày đặc trên vùng đất này, trong đó có cụm di tích đình, chùa Quang Ốc mà sự ra đời mang nhiều huyền tích cùng những câu chuyện nhân gian phảng phất từ ngàn xưa.

Ở Việt Nam, yếu tố Chăm Pa để lại rõ rệt và phổ biến trong các chùa thời Lý, tiếp theo là các chùa thời Trần. Còn ở Hà Nam, yếu tố Chăm Pa để lại rõ rệt ở phù điêu (tượng) Kinari đầu người mình chim trong một số bộ phận kiến trúc thời Lý, tiêu biểu là ở chùa Đọi và tháp Sùng Thiện Diên Linh (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên).

Với nông dân Hà Nam, chăn nuôi bò sữa được xem là nghề mới, nhưng chế biến sữa bò tươi lại là một nghề mới hơn. Vì trước đó, toàn bộ sản phẩm sữa tươi đều được xuất bán cho các doanh nghiệp như: Vinamilk, Friesland Campina Hà Nam. Vẫn biết làm được việc chế biến sữa tươi thành sản phẩm ngay tại quê hương là không dễ, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, nữ đảng viên Nguyễn Thị Thịnh (xã Trác Văn, Duy Tiên) đã dám nghĩ, dám làm và làm được điều đó. Thành công của người đảng viên này, đã mở ra hướng đi mới cho nghề chế biến sữa bò tươi tại địa phương. 

“Tiến sĩ Lý Trần Thản” là cuốn sách viết về danh nhân lịch sử Lý Trần Thản, do nhà thơ Nguyễn Thế Vinh, thành viên Trung tâm Bảo tồn di sản Văn hóa Tôn giáo chủ biên.

Để bảo vệ tuyến đường giao thông huyết mạch qua Phủ Lý cũng như cuộc sống của nhân dân trong xã và các vùng lân cận, chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 5/8/1965 Đại đội Dân quân phòng không Lam Hạ được thành lập. Đây là một trong những đơn vị dân quân phòng không đầu tiên được thành lập trên miền Bắc, sau đúng một năm Mỹ bắt đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc (5/8/1964).

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy