Quê hương núi Đọi sông Châu

Cùng với triển khai tốt chương trình giáo dục theo nội dung các môn học, tiết học chính khóa, thời gian qua, việc đưa chương trình giáo dục văn hóa truyền thống, lịch sử địa phương vào giảng dạy trong trường học được các cấp học, các nhà trường trên địa bàn tỉnh thực hiện nền nếp. Qua đó, đã góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh chủ động tìm hiểu, khám phá và nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa, lịch sử địa phương, bồi đắp tình yêu và niềm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước…

Xã Liêm Thuận nằm trong vùng văn hóa truyền thống Liễu Đôi của huyện Thanh Liêm. Địa hình xã nằm giữa đồng chiêm trũng, xưa bốn bề nước bao vây, người dân đi lại đều phải dùng thuyền. Chính vì điều kiện sinh sống đó mà tục hát Trống quân trên thuyền đã ra đời trong những thôn làng cổ với những cái tên nôm na: Lau, Gừa, Sông, Chảy, Chằm, Thị… Nét sinh hoạt văn hóa đặc biệt này diễn ra vào dịp trước sau rằm tháng Tám khi trăng thanh gió mát, thời điểm nông nhàn.

Đó là chia sẻ của điều dưỡng Đào Văn An, làm việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nam.

Năm 2016, sau Hội thảo khoa học quốc gia “Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp”, Cụm di tích nhà Tiền Lê gắn với thân thế và sự nghiệp của Hoàng đế Lê Đại Hành (thôn Ngũ Cõi, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm) đã được UBND tỉnh Hà Nam quan tâm nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng nhằm phát huy giá trị phục vụ nhu cầu tâm linh và phát triển du lịch.

Thời gian gần đây, khi về Hà Nam du khách được biết và thưởng thức sản phẩm trà ướp hương sen (trà sen) - Hoàng Trà Bách liên hoa của HTX Hoàng Trà (xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý).

Tiến sỹ, bác sỹ (TS, BS) Nguyễn Anh Tuấn là thầy thuốc trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2011, và được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, hiện là Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Nam.

Đình Quyển Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng là một trong những di tích truyền thống tiêu biểu của tỉnh Hà Nam. Đình Quyển Sơn thờ hai bà Hoàng Thái hậu và Hoàng công chúa đời hậu An Dương Vương, âm phù Lý Thường Kiệt khi đi chinh phạt phương Nam. Hàng năm, tưởng nhớ ân đức của các vị tiền nhân, nhân dân trong thôn lại nô nức tổ chức lễ hội truyền thống thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.

Nằm bình yên dưới chân núi Đọi, từ lâu, làng Đọi Tam, xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên) nổi tiếng với nghề làm trống truyền thống khoảng nghìn năm tuổi. Hai chục năm trở lại đây, làng Đọi Tam còn nổi tiếng bởi đội trống nữ đánh hay, múa đều và đẹp. Không chỉ phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ các lễ hội làng…, những năm qua, tiếng trống làng Đọi Tam còn góp phần quảng bá văn hóa làng nghề tới người dân khắp mọi miền Tổ quốc.  

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát chèo, yêu chèo và ê a hát chèo từ khi lên 8, lên 9, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Sao (sinh năm 1957 tại thôn Phương Thượng, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng) là một trong những người có nhiều tâm huyết trong việc duy trì và phát triển câu lạc bộ (CLB) dân ca và chèo xã Lê Hồ. Đã gần 70 tuổi, song Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Sao vẫn miệt mài truyền dạy hát chèo, thắp lên ngọn lửa tình yêu với nghệ thuật chèo cho các thế hệ con cháu, góp phần gìn giữ những nét đặc sắc nghệ thuật chèo truyền thống mà ông cha để lại.

Trong 2 ngày 4 và 5/2/2023 (tức ngày 14, 15 tháng Giêng, Xuân Quý Mão), tại đình Vĩnh Trụ (thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân), Ban quản lý di tích cùng cán bộ và nhân dân thị trấn, long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đình làng và Kỷ niệm 30 năm đón Bằng công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia (1993-2023), đón nhận Quyết định của UBND tỉnh Hà Nam, công nhận Khu di tích lịch sử, văn hóa đình Vĩnh Trụ là điểm du lịch trên địa bàn tỉnh từ ngày 22/12/2022.

Trở về cuộc sống đời thường sau những năm tháng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều đảng viên cựu chiến binh (CCB) vẫn luôn giữ vững bản lĩnh, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp phát triển kinh tế, tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng, đóng góp công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.

Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế của xã Mộc Bắc (thị xã Duy Tiên) có nhiều chuyển biến tích cực. Rõ nét nhất là đường giao thông nông thôn trên địa bàn được đầu tư mở rộng, xây dựng, trồng hoa, cây bóng mát... Nhà ở của người dân xây dựng kiên cố, nhiều hộ có nhà cao tầng với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt… Đặc biệt, năm 2020 xã Mộc Bắc đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu…

Sáng ngày 2/2, tức ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão, Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương (xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân) phối hợp với UBND xã Trần Hưng Đạo tổ chức lễ rước nước truyền thống. Đây là một trong những nghi thức quan trọng của lễ phát lương Đức Thánh Trần xuân Quý Mão 2023.

Giáp Tết Quý Mão, mấy anh em đồng hương chọn quán cà-phê bên cầu Long Biên, Hà Nội đón tất niên sớm. Trong tiết trời se lạnh, gió liu riu qua những bãi ngô bắp đang vào mẩy trên bến sông Hồng, câu chuyện ngược dòng những trăm năm lịch sử. Rằng Hà Nội-Hà Nam có nhiều nét tương đồng.

Với khát vọng làm giàu ngay trên chính mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, rất nhiều nông dân Hà Nam đã thay đổi tư duy, nền nếp làm ăn cũ để tìm kiếm cho mình cơ hội phát triển mới.

Những năm gần đây, diện mạo thôn Chè Kho Làng, xã Thanh Tâm (Thanh Liêm) ngày càng khởi sắc. Sự no ấm, bình yên hiện hữu trong từng ngõ xóm, gia đình, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên. Đó là thành quả có được nhờ nỗ lực, đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, ban công tác mặt trận, các đoàn thể trong việc phát huy sức mạnh toàn dân hưởng ứng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.

Trước khi tình cờ gặp Phạm Thế Anh trong một lần tác nghiệp tại ngôi trường mà em đang theo học, chúng tôi đã kết bạn với nhau trên facebook. Qua những bức hình em đăng tải,  tôi biết em là một người yêu nghệ thuật truyền thống và thực sự ấn tượng với những tiết mục biểu diễn sáo trúc của em. Đó cũng chính là lý do tôi tìm gặp em, để nghe em chia sẻ về tình yêu của mình với âm nhạc.

Trong cái nắng hanh vàng và rét ngọt của những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về xã Hợp Lý, Lý Nhân – vùng đất trồng lá dong nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Còn gần một tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Quý Mão, đường làng, ngõ xóm tháng giáp Tết vắng bóng người đi lại. Bên đường lá dong mướt xanh, lao xao từ vườn ra đồng sẵn sàng phục vụ thị trường những ngày giáp Tết.

Lần theo những thông tin sử liệu trong cuốn Thần tích, Thần sắc Hà Nam(*), chúng tôi tìm về thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục) để tìm lại một miền quê đã từng mang địa danh rất ấn tượng: Cổ Đôi(**). Vượt qua những dãy phố san sát nhà cửa, sầm uất, đông vui nhịp điệu đô thị của khu trung tâm thị trấn huyện lỵ, chúng tôi thật bất ngờ khi miền đất Cổ Đôi xưa dẫu cận kề phố xá vẫn giữ được hầu như vẹn nguyên khung cảnh và phong cách làng quê thuần phác một thời.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy