kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Môi trường - Đô thị

Môi trường - Đô Thị

Chiều mai, Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mát

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (21/10), ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Khoảng chiều 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ.

Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 6/2024, Xí nghiệp Thủy nông huyện Bình Lục (thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hà Nam) đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức kiểm tra và lập biên bản xử lý 28 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn với những vi phạm chủ yếu như: xây kè, san lấp đổ bê tông, đặt tấm đan làm thành cầu hoàn chỉnh, dựng cột hàn xà bắn mái tôn trên bờ kênh... Tất cả các trường hợp vi phạm được lập biên bản gửi về UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các xã, thị trấn. Tuy nhiên, đến thời điểm này những vi phạm nêu trên chưa được xử lý theo quy định.

Trong những năm qua, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Toàn tỉnh hiện có 61 trạm bơm, với 341 máy bơm có công suất từ 1.000 – 36.000 m3/giờ. Nhiều trạm bơm đầu mối tưới, tiêu công suất lớn xây dựng theo công nghệ hiện đại như: Trạm bơm Kinh Thanh II (Thanh Liêm); Ngòi Ruột, Trịnh Xá, Thịnh Châu (thành phố Phủ Lý); Bùi 1, Bùi 2, Hoành Uyển II (thị xã Duy Tiên)...

Đê hữu Hồng trên địa bàn tỉnh có chiều dài gần 39 km, chạy dọc địa phận thị xã Duy Tiên và huyện Lý Nhân. Tuyến đê có nhiệm vụ chống lũ trên sông Hồng, bảo vệ dân sinh và phát triển kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực phòng, chống lũ cho đê hữu Hồng và các công trình trên đê luôn được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Chiều ngày 30/9, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Đồng thí Nguyễn Đức Vượng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện Thường trực HĐND tỉnh; thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh...

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9), một cơn bão rất mạnh có tên quốc tế là Krathon đang hoạt động ở vùng biển phía bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.

Mùa đông năm nay ở miền Bắc dự báo sẽ rét hơn với những đợt không khí lạnh xuất hiện sớm. Dự báo, tháng 10, tần suất các đợt không khí lạnh sẽ gia tăng.

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Bình Lục xuất hiện tình trạng một số trang trại, hộ chăn nuôi không thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (BVMT), không xử lý triệt để nước thải bảo đảm theo quy định đã xả ra kênh mương, gây bức xúc cho nhân dân và ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí trong khu vực. Qua phối hợp kiểm tra của ngành chức năng của huyện, UBND các xã đã tiến hành xử lý các vi phạm và yêu cầu các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp ký cam kết không tái phạm và khẩn trương khắc phục những hạn chế gây ảnh hưởng môi trường.

Nhận định về các hình thái thời tiết thời gian tới, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, do hiện tượng ENSO (ENSO chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương) nên nhiều khả năng bão hoạt động dồn dập từ nay đến cuối năm 2024.

Trong 10 chỉ số thành phần của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2022, Chỉ số Tiếp cận đất đai có sự tụt dốc mạnh về thứ hạng, xếp vị trí thứ 62/63 tỉnh, thành phố. Để nâng hạng chỉ số này, năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp, trọng tâm là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai. Nhờ đó, năm 2023, Chỉ số Tiếp cận đất đai đã có sự cải thiện mạnh mẽ về điểm số và thứ hạng, vươn lên xếp thứ 45/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 4/14 chỉ tiêu thành phần nằm trong tốp 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Xác định việc trồng cây xanh góp phần tạo cảnh quan cho các tuyến giao thông là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nên hằng năm, các địa phương trên địa bàn tỉnh đều tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch trồng cây xanh trên các tuyến đường.

Hệ thống nước sạch tập trung ở xã Bồ Đề (Bình Lục) được đầu tư xây dựng từ năm 2004, đến năm 2006 chính thức hoạt động. Tổng mức đầu tư của công trình trên 5,2 tỷ đồng, trong đó vốn chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 3,1 tỷ đồng, còn lại ngân sách xã và nhân dân đóng góp. Đây là công trình đầu tiên trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm cung cấp nguồn nước sạch cho người dân vùng sông Châu bị phơi nhiễm Asen.

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu của bão gây mưa lũ làm ngập lụt ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, khiến nhiều phương tiện vận tải của doanh nghiệp bị ngập nước, hư hỏng. Theo Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, đến thời điểm sau nước rút trên sông Đáy, Hà Nam có ít nhất 3 doanh nghiệp lớn là khách hàng của công ty bị thiệt hại nặng về tài sản, phương tiện do ngập lụt.

Trong 2 ngày (21 - 22/9), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra đợt mưa lớn với tổng lượng mưa trung bình là 133mm; mực nước trên sông Đáy lên nhanh, hiện đã trên mức báo động III (vượt mức báo động II vào hồi 13 giờ ngày 22/9, vượt mức báo động III vào hồi 10 giờ ngày 23/9).

Ngày 24/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện số 7158/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng 1 cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 12h ngày 24/9/2024.

Thực hiện Văn bản số 7073/BNN-ĐĐ ngày 20/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn trong những ngày tới, UBND tỉnh có ý kiến như sau:  

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Nam, mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý đang lên, lúc 7 giờ ngày 23/9 đạt 396cm, dưới báo động 3 là 4cm.

Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Luật được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện phát triển của đất nước; trong đó, vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được đông đảo người dân quan tâm. Để hiểu rõ về những thay đổi và việc triển khai thực hiện cấp GCNQSDĐ theo Luật Đất đai 2024, phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã trao đổi với ông Trần Thanh Toàn, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng Đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường) xung quanh vấn đề này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình vào 7h ngày 23/9.

 Do ảnh hưởng của mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đêm ngày 21 và trong ngày 22/9/2024 mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý đo lúc 13h00' ngày 22/9/2024 là: 3,65m trên mức báo động II: 0,15m (theo Quyết định số 05/2020/QĐ-TTG ngày 31/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ mực nước báo động lI trên sông Đáy tại trạm thủy văn Phủ Lý là 3,50).

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 6.493 ha rừng và đất lâm nghiệp; diện tích đất có rừng là 5.410,19 ha, đạt tỷ lệ che phủ 6,26%. Riêng rừng phòng hộ của tỉnh có hơn 2.900 ha. Diện tích rừng tuy không nhiều, với một tỉnh đồng bằng như Hà Nam lại vô cùng quý giá trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Để hiểu rõ về công tác quản lý, bảo vệ và khai thác đất rừng, phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã trao đổi với ông Trương Quốc Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xung quanh vấn đề này.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy