Kinh tế

 Ngày 10/2, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi kiểm tra việc lấy nước đợt 2 (từ 0 giờ ngày 8/2 đến 24 giờ ngày 14/2) gieo cấy lúa vụ đông xuân 2024-2025 tại tỉnh Hải Dương.

Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được ví như “cánh tay nối dài” trong quá trình thực hiện huy động, giải ngân vốn tín dụng chính sách (TDCS), góp phần giải ngân kịp thời nguồn vốn TDCS đến các đối tượng thụ hưởng. Xác định rõ tầm quan trọng trên, những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Hà Nam đã tập trung củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng TDCS.

Vụ xuân 2025, Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Nhân Phúc (Phú Phúc, Lý Nhân) có kế hoạch gieo cấy gần 150 ha lúa; trong đó, lúa cấy máy 36 ha, bằng 24% diện tích, giảm đến 70% diện tích so với vụ xuân và vụ mùa năm 2024.

Năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh vẫn đạt hơn 45.678 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2023. Để có được kết quả tích cực này, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với các địa phương tập trung thu ngân sách, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ nhà thầu giải quyết nhanh gọn thủ tục hành chính, thi công công trình và khẩn trương làm thủ tục giải ngân vốn theo đúng quy định.

Những năm gần đây, thành phố Phủ Lý luôn là địa phương đi đầu của tỉnh trong công tác triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT). Thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc triển khai đồng bộ các mặt công tác, xây dựng và thực hiện các chuyên đề để tuyên truyền pháp luật và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).

Những năm gần đây, ngành nghề chế biến nông sản phát triển mạnh trên địa bàn xã Công Lý (Lý Nhân). Các lĩnh vực chế biến khá đa dạng, gồm: sản phẩm từ lương thực, thực phẩm, thảo dược. Xã có 7 nông sản chế biến được công nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của 4 chủ thể, góp phần nâng cao giá trị và lợi nhuận trong sản xuất.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn huyện Bình Lục đã được tỉnh quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) tại xã Đồng Du -  thị trấn Bình Mỹ có tổng diện tích hơn 121 ha (xã Đồng Du 96,2 ha, thị trấn Bình Mỹ 25,5 ha). Hiện nay, dự án đầu tư của Hợp tác xã (HTX) sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà (Thường Tín – Hà Nội) đã được triển khai và đi vào hoạt động với diện tích 17,74 ha. Sản xuất NNƯDCNC tại đây đã phát huy hiệu quả, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác.

Ngay từ đầu năm 2025, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Đây cũng là động thái để các NHTM mở rộng nguồn vốn tín dụng và thay đổi cơ cấu nguồn vốn giải ngân cho khách hàng vay nhằm qua đó góp phần kích cầu sản xuất tăng trưởng.

Đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025 cũng là thời điểm các địa phương bước vào vụ sản xuất mới. Để bảo đảm lịch thời vụ, các địa phương bố trí toàn bộ phương tiện, nhân lực đảm bảo gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.

Năm 2025, là năm có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo và dịch vụ, phục vụ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và đồng thời, cũng là năm “nước rút” thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021- 2025. Vì vậy, rất nhiều giải pháp đã được các cấp, ngành triển khai thực hiện, trong đó, trọng tâm là nâng cao chất lượng hạ tầng và dịch vụ các khu công nghiệp (KCN).

Những năm gần đây, nhiều chỉ số thành phần trong thực hiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nam đã ghi nhận sự cải thiện mạnh mẽ về điểm số và thứ hạng. Nổi bật là những chỉ số liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; đào tạo lao động; giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh… Qua đó cho thấy, bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình hành động nhằm triển khai những nhiệm vụ quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cũng được tỉnh chỉ đạo triển khai xuyên suốt với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương trong toàn tỉnh.

Sinh ra ở làng nghề, cả cuộc đời gắn bó với nghề; thăng có, trầm có, nhưng bằng một tình yêu lớn lao với nghề, mấy mươi năm qua, nghệ nhân Phạm Văn Thực đã cùng những người dân trong làng tận tâm, tận hiến “giữ lửa” nghề. Cần mẫn như con tằm nhả tơ, những người “giữ lửa” như anh Thực đã cùng nhau dệt nên thương hiệu cho sản phẩm lụa Nha Xá và đem ước mơ của người làng dệt vươn xa. Với những hoa văn tinh tế, những mảng màu đa sắc, cùng chất liệu cao cấp, sản phẩm lụa Nha Xá hôm nay đã vượt ra khỏi “lũy tre làng” vươn tới tận trời Tây.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH), công tác tín dụng CSXH đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 196 km đường sông; trong đó có 117 km tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý, gồm các tuyến: sông Hồng, sông Đáy và sông Châu.

Những năm qua, tỉnh Hà Nam liên tục nằm trong số các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế. Năm 2024, nền kinh tế của Hà Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng là 10,93%, xếp vị trí thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 5 toàn quốc. Để có kết quả này, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm, đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, trong đó chú trọng thực hiện một trong ba trụ cột chính là phát triển kinh tế số. 

Năm 2024, giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh tăng 10,93%, đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 5 của cả nước. Để có được kết quả trên, dòng vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng, trong đó các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giải ngân kịp thời vào các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng.

Thực hiện Nghị quyết 15 - NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy khóa XX về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới bền vững, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hóa; trong đó ưu tiên hỗ trợ sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm chất lượng cao và sản phẩm đặc sản theo quy mô hàng hóa lớn, tập trung theo chuỗi giá trị… Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết đã được xây dựng, nhân rộng và phát huy hiệu quả, tạo ra những giá trị kinh tế vượt trội so với các mô hình sản xuất truyền thống trước đây.

Chăn nuôi bò sữa được huyện Lý Nhân xác định là hướng đi mới giúp nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho người dân. Thời gian cao điểm, tổng đàn bò sữa của huyện lên tới gần 600 con và được nuôi ở khá nhiều địa phương (Nguyên Lý, Chính Lý, Nhân Bình, Nhân Đạo, Nhân Mỹ, Hòa Hậu). Trên địa bàn huyện cũng đã xây dựng 2 khu chăn nuôi bò sữa tập trung tại Nhân Bình, Nguyên Lý. Tuy nhiên, đàn bò sữa lại đang giảm mạnh trong thời gian gần đây. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục?

Năm 2023, Hà Nam nằm trong top 15 tỉnh, thành phố có thu hút đầu tư cao của cả nước và cũng là một trong những địa phương nâng cao được thứ hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI). Nhiều năm liền, nằm trong top 10 tỉnh có tăng trưởng cao trong cả nước; năm 2024, Hà Nam được đánh giá là địa phương có mức tăng trưởng đứng thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng và xếp thứ 5 toàn quốc. Đó chính là lợi thế để Hà Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Năm qua, nền kinh tế nói chung, sản xuất công nghiệp nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tổng cầu phục hồi rất chậm… Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, bức tranh công nghiệp của Hà Nam vẫn ghi nhận nhiều gam màu sáng, khẳng định hướng đi đúng đắn của tỉnh trong phát triển công nghiệp hiện đại, bền vững.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy