kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Kinh tế

Kinh tế

Ngành bán lẻ của tỉnh Hà Nam được nhận định là sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2025 dựa trên cơ sở hoạt động ổn định của mạng lưới bán lẻ cũng như triển vọng phục hồi của nền kinh tế trong nước và thế giới. Cùng với đó là việc đầu tư, đi vào hoạt động ổn định của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ, sự bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử với sự phát triển phương thức bán hàng đa kênh.

Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ du khách về tham quan, chiêm bái tại khu vực chùa Địa Tạng Phi Lai, xã Liêm Sơn dịp Lễ, Tết năm 2025, UBND huyện Thanh Liêm giao UBND xã Liêm Sơn tổ chức phân luồng giao thông khu vực chùa Địa Tạng Phi Lai để phục vụ du khách đến tham quan, chiếm bái với phương án phân luồng như sau:

Trong khuôn khổ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Thực trạng định hướng và giải pháp ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến 2030”, sáng 9/1, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam tổ chức hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hà Nam”. Dự hội thảo có các diễn giả đến từ một số trường đại học trong nước; Viện khoa học Lao động và Xã hội; lãnh đạo đại diện Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam…

Vào những ngày cuối năm, khi không khí Tết đang rộn ràng khắp mọi nẻo đường, vùng đất Lý Nhân càng trở nên đặc biệt với những vườn bưởi trĩu quả, tỏa hương thơm ngát. Một năm vun xới, chăm sóc các nhà vườn đều mong muốn đưa ra thị trường những trái bưởi có chất lượng cao nhất.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công thương và UBND tỉnh về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 8/1, Sở Công thương đã tổ chức đoàn công tác làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp phân phối hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh.

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những cơ hội và thách thức đan xen cho các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ, trong đó có mặt hàng thời trang. Các cửa hàng kinh doanh hàng thời trang truyền thống phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng, mẫu mã trong khi lượng khách vãng lai giảm sút mạnh.

Sáng 6/1, tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Sáng 6/1, Cục Thống kê tỉnh đã tổ chức họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2024 và kế hoạch năm 2025. Theo đó, năm 2024, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức do biến động của kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, song với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các cấp, ngành cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng.

Để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương - đến năm 2025, tỷ lệ cơ giới hóa trong thu hoạch đạt 90%, gieo trồng đạt 60%... những năm qua, cùng với chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, nâng cao chất lượng cây trồng, cơ giới hóa trên đồng ruộng đã và đang được các địa phương trên địa bàn huyện Thanh Liêm triển khai và thực hiện có hiệu quả.

Thông thường, trước, trong và sau các đợt nghỉ lễ, Tết, nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân tăng cao nên dễ xảy ra ùn tắc cục bộ, tai nạn giao thông (TNGT). Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người lao động cả nước được nghỉ dài ngày, nhu cầu đi lại tăng cao, sẽ gia tăng áp lực cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Phát thải khí nhà kính đối với nông nghiệp chú yếu ở các lĩnh vực chính, như: trồng lúa nước, quản lý đất và sử dụng phân bón, chăn nuôi. Với mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã và đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ…

Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2024, trên địa bàn cả nước hầu hết đều xảy ra các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, nhất là bệnh Dịch tả lợn châu Phi, gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi lợn. Trên địa bàn Hà Nam, trong năm 2024 đã xảy ra 01 ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên.

Ngày 03/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xã Trần Hưng Đạo (Lý Nhân) nằm dọc tuyến đê sông Hồng có lợi thế phát triển thủy sản với hơn 30 ha đầm và khoảng 80 lồng nuôi cá trên sông. Đây là vùng sản xuất trọng điểm, được đầu tư mạnh theo hướng thâm canh, chuyên canh, với nhiều loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, như: cá trắm đen, chép lai, diêu hồng, lăng, ngạnh... Diện tích nuôi thủy sản ngoài đê chỉ bằng gần 30% so với tổng diện tích mặt nước của xã, nhưng sản lượng và giá trị chiếm đến hơn 50%. Tuy nhiên, vùng nuôi thủy sản ngoài đê sông Hồng của xã vừa chịu ảnh hưởng nặng từ đợt lũ lên trên báo động 3 (đầu tháng 9/2024), các cơ sở, hộ nuôi đang nỗ lực khôi phục và phát triển trở lại.

Ngày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.

Sáng 2/1, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thảo luận các nội dung dự kiến trình tại Kỳ họp tháng 1 năm 2025, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế, song thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 16.958 tỷ đồng (tăng 20,1% so với thực hiện năm 2023); trong đó, thu nội địa đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu thu cân đối ngân sách đạt 25.865 tỷ đồng, tăng 52,5% so với cùng kỳ năm 2024. Để hoàn thành kế hoạch thu ngân sách nhà nước, tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương nâng cao chất lượng công tác dự báo thu ngân sách, theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực, từng sắc thuế và có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời.

Sau 21 năm kể từ khi khu công nghiệp (KCN) đầu tiên hình thành và đi vào hoạt động, đến nay, Hà Nam đã có 16 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích trên 4.600 ha. Thời điểm này, 8 KCN của tỉnh đã đi vào hoạt động với diện tích trên 2.500 ha, thu hút trên 600 dự án đầu tư. Các KCN của tỉnh cơ bản được đánh giá cao về chất lượng hạ tầng, dịch vụ, có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, trong suốt nhiều năm qua, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các KCN luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh.

Từ khoảng năm 2001, những cây vải lai U trứng đầu tiên (lấy giống từ cây vải lai U trứng tại tỉnh Hải Dương) được trồng trên đất xã Nguyễn Ủy (Kim Bảng). Ngoài những đặc tính khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng, nơi đây còn mang tính chất khí hậu của vùng bán sơn địa kết hợp với tỉ lệ đất sét khá nhiều nên thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây vải. Cho đến nay, cây vải đã được thuần hóa và nhân rộng ra trồng tại nhiều xã khác trên địa bàn huyện Kim Bảng có năng suất ổn định, chất lượng quả ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Chiều 31/12/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy