kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Đời sống

Đời sống

Ngày 11/9/2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1808/UBND-NNTNMT chỉ đạo về việc tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/8/2023 về tín dụng với người chấp hành xong án phạt tù (gọi tắt là Quyết định 22) đã được Hà Nam triển khai thực hiện, bước đầu ghi nhận đạt hiệu quả tích cực, giúp những người lầm lỡ có nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Theo Công an tỉnh Hà Nam, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1.300 người chấp hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng. Quyết định 22 đi vào cuộc sống sẽ tạo cơ hội cho nhiều đối tượng làm lại cuộc đời, tránh tái phạm tội, trở thành người có ích cho xã hội.

Với tinh thần chủ động, tích cực, Công an huyện Bình Lục đã và đang tiến hành đồng bộ các mặt công tác để chủ động ứng phó với mưa, lũ, phối hợp với các cấp, ngành chỉ đạo lực lượng công an cơ sở thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”.

Ngay trong đêm 9/9, rạng sáng ngày 10/9, trước ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn khu vực thượng nguồn, dẫn đến mực nước lũ trên sông Hồng ở địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung, huyện Lý Nhân nói riêng dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, Công an huyện Lý Nhân đã chủ động triển khai các phương án, kế hoạch, huy động lực lượng Công an cấp xã phối hợp lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở sử dụng các phương tiện tiếp cận, hỗ trợ người dân 2 thôn Văn Quan, xã Văn Lý và thôn Sàng, xã Đạo Lý (khu vực giáp sông và ngoài đê) di dời toàn bộ vật nuôi cùng tài sản ra khỏi vùng bị ngập lụt đến nơi tránh trú an toàn, hạn chế thấp nhất các thiệt hại cho nhân dân.

Công an tỉnh Hà Nam vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Đại tá Tô Anh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì hội nghị.

Không chỉ huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ phối hợp cùng chính quyền địa phương có mặt tại các điểm nóng tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người dân ứng phó với bão số 3. Ngay sau khi bão tan, với phương châm “4 tại chỗ”, Công an tỉnh Hà Nam đã tiếp tục triển khai lực lượng khẩn trương hỗ trợ nhân dân sửa sang, dọn dẹp nhà cửa, khôi phục hoạt động sản xuất, đặt mục tiêu bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân.

Anh Mai Ngọc Anh công nhân Điện lực Bình Lục - Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) trên đường đi từ nơi làm việc về nhà riêng, khi đi ngang qua đình làng Yên Đổ, khu vực thôn An Cao, xã An Đổ (Bình Lục) thấy mọi người đang tập trung cứu 3 trẻ bị đuối nước trong đó có một cháu đã bị ngất cách đó vài phút, trong tình trạng tim ngừng đập, ngưng thở.

Theo khảo sát tại một số chợ dân sinh trên địa bản tỉnh Hà Nam cho thấy thị trường thực phẩm tươi sống, rau củ và trái cây khá dồi dào. Tuy nhiên, giá một số loại thực phẩm tăng nhẹ so với trước thời điểm cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đất liền.

Nhằm chủ động ứng phó với Bão số 3 (YAGI), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di dời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

Sáng 5/9, tại Trường Tiểu học và Trường THCS xã Nhật Tân (Kim Bảng), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện Kim Bảng phối hợp với Công an xã Nhật Tân tổ chức tặng xe đạp động viên những học sinh hoàn cảnh khó khăn nhân dịp khai giảng năm học mới.

Để triển khai hiệu quả các hoạt động, Hội CTĐ thị xã đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác nhân đạo. Đồng thời, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức hoạt động nhằm thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, các tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia từ thiện, nhân đạo.

Thành lập cách đây hơn 100 năm, làng Ấp (trước kia là Ấp Thọ Cầu, nay sáp nhập với thôn Thọ Cầu thành thôn Thọ Cầu Ấp, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng) là làng giàu truyền thống cách mạng. Thời kỳ đầu thành lập, làng chỉ có khoảng trên 20 hộ gia đình, phần đông là dân từ làng Thụy Sơn, xã Tân Sơn (Kim Bảng) và một số gia đình từ huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định tới lập ấp. Dưới chế độ thực dân phong kiến, phần đông người dân làng Ấp không có ruộng, phải đi làm thuê cho địa chủ để sinh sống. Cuộc sống hết sức cơ cực, lầm than.

Sáng 31/8, tại Công ty TNHH Victory Sporting Goods Việt Nam (xã Trung Lương, huyện Bình Lục), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Viện Kiểm sát nhân dân và Công an huyện Bình Lục phối hợp tổ chức tuyên truyền pháp luật “Phiên tòa giả định” vụ án “Trộm cắp tài sản”.

Những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Phủ Lý luôn phát huy hiệu quả tích cực; khẳng định được vai trò trong việc giúp các bên tự giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Qua đó, góp phần ngăn chặn kịp thời các mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong địa bàn dân cư, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Sáng 29/8, tại Trung tâm Văn hóa, thể thao công nhân lao động, Khu công nghiệp Châu Sơn (TP Phủ Lý), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh cùng gần 200 CNVCLĐ.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL), thời gian qua, UBND huyện Lý Nhân đã chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đạt được những kết quả tích cực về công tác này. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở, bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của người dân, giữ vững an ninh trật tự ngay từ mỗi địa bàn dân cư.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường (BVMT), năm 2020, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã ban hành Đề án số 01 về tuyên truyền, vận động nhân dân tự quản thực hiện phân loại, thu gom rác thải, xử lý rác hữu cơ, nước thải chăn nuôi tại hộ gia đình, xây dựng cảnh quan môi trường khu dân cư xanh, sạch, đẹp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2024 và xây dựng kế hoạch thực hiện đề án theo từng giai đoạn.

Cách đây hơn chục năm, xe ôm truyền thống phủ khắp thành phố Phủ Lý. Tại các khu vực ga tàu, bệnh viện, điểm dừng đỗ xe khách, xe buýt hay ngã tư dọc trục quốc lộ 1A… thường xuyên xuất hiện các tốp xe ôm. Giờ đây, xe ôm truyền thống vẫn còn nhưng không nhiều. Nhiều tài xế chạy xe ôm đã bỏ việc, chuyển sang làm các công việc khác để mưu sinh.

Những năm qua, Hội Doanh nghiệp - Doanh nhân Cựu chiến binh (CCB) tỉnh đã tích cực tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia giúp đỡ xóa nhà tạm, nhà không an toàn cho hội viên. Qua đó, giúp nhiều hội viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở vượt qua khó khăn, có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy