Qua tìm hiểu được biết, lượng lợn thịt tại chợ hiện nay chủ yếu cung cấp cho các cơ sở giết mổ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận, như: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên… dao động mức từ 5 – 20 con lợn thịt/cơ sở. Mỗi ngày, chợ có từ 2– 3 xe (mỗi xe 100 con) được xuất bán đi thành phố Hà Nội và 1 đầu mối tại tỉnh Điện Biên. Các cơ sở giết mổ lợn đến chợ đều mua tăng về số lượng để phục vụ thị trường khi nhu cầu người tiêu dùng bắt đầu chuyển biến từ việc gia tăng đình, đám, liên hoan…
Anh Phạm Văn Việt, tại Yên Mỹ - Hưng Yên là khách hàng thường xuyên đến mua lợn thịt tại chợ về giết mổ cung cấp cho các tiểu thương bán nhỏ lẻ trên địa bàn. Bình thường mỗi ngày anh chọn mua tại chợ 15 – 16 con lợn thịt có trọng lượng 100 kg, từ khoảng 1 tuần trở lại đây anh bắt thêm 3 – 5 con/ngày. Theo anh Việt: Thị trường tiêu thụ lợn thịt phụ thuộc chính vào người tiêu dùng. Tháng cuối năm âm lịch thường nhu cầu sẽ tăng lên so với bình thường. Tuy nhiên, năm nay do tác động từ khó khăn chung kinh tế việc tiêu thụ thịt lợn cũng chậm hơn cùng thời điểm những năm trước.
Về giá lợn thịt tại Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam cũng bắt đầu “ấm” lên. Hiện giá bán trung bình đạt 53 – 54 nghìn đồng/kg, lợn chất lượng được nuôi từ các doanh nghiệp, trang trại lớn đạt 56 nghìn đồng/kg. Như vậy, giá lợn tăng khoảng 3 – 5 nghìn đồng/kg so với cuối năm dương lịch 2023. Giá lợn thịt bán tại chợ tăng là tín hiệu vui cho người chăn nuôi. Giá lợn thịt xuất chuồng ở mức bình quân hơn 50 nghìn đồng/kg, tăng 2 – 3 giá so với hơn nửa tháng trước. Đây là mức giá người chăn nuôi bắt đầu thu được lợi nhuận khi đã trừ mọi chi phí trong quá trình đầu tư chăn nuôi.
Về nguồn cung lợn thịt dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho thị trường nói chung và Chợ đầu mối gia súc gia cầm Hà Nam nói riêng theo nhận định chung vẫn bảo đảm. Các doanh nghiệp chăn nuôi đóng góp nguồn cung chính (khoảng trên 60%) vẫn duy trì ổn định năng lực sản xuất của các trại. Đàn lợn của tỉnh năm 2023 đạt hơn 380 nghìn con, tăng gần 3% so với năm trước giúp đáp ứng nguồn cung. Thực tế, lợn thịt xuất chuồng của người dân nuôi trong tỉnh vẫn còn khá dồi dào. Anh Trịnh Trọng Đối, thôn 3, xã An Nội chuyên mua lợn thịt trong dân đưa về chợ chia sẻ: Lợn thịt xuất chuồng trong dân hiện nay còn khá nhiều và dễ mua. Mỗi ngày anh bắt đưa về chợ giao dịch khoảng gần 100 con.
Giai đoạn giáp Tết Nguyên đán nhu cầu lợn thịt biến động tăng việc mua bán, vận chuyển được nâng lên. Đây là thời điểm dễ xảy ra dịch bệnh ảnh hưởng đến chăn nuôi và nguồn cung lợn thịt ra thị trường. Được biết, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang duy trì công tác kiểm dịch vận chuyển động vật ra, vào địa bàn. Ngay tại Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam hằng ngày (kể cả ngày nghỉ) vẫn có cán bộ thú y trực để kiểm soát vận chuyển, nhất là nguồn lợn từ tỉnh ngoài đưa về. Ông Hoàng Văn Bình, Trưởng phòng kiểm dịch động vật (Chi cục Chăn nuôi và Thú y – Sở NN & PTNT) cho biết: Toàn bộ lượng lợn đưa về chợ từ ngoại tỉnh đều được kiểm soát và kiểm dịch bảo đảm sạch bệnh. Với lượng lợn thịt xuất trong tỉnh đi các địa phương khác khi có nhu cầu cũng được đơn vị thực hiện kiểm dịch bảo đảm đúng quy định. Đơn vị tuyên truyền để các thương lái không mua lợn mắc bệnh đưa về chợ bán tránh lây lan dịch.
Nhu cầu lợn thịt từ nay đến cuối năm âm lịch ngày một tăng lên. Thường vào thời điểm từ ngày 25 – 29 Tết lượng lợn thịt tại chợ sẽ tăng gấp 2 lần bình thường, lên khoảng 3.000 – 3.500 con/ngày. Theo các đầu mối cung cấp lợn thịt, nguồn cung sẽ vẫn bảo đảm và có một phần đáng kể cho sau Tết. Giá bán lợn thịt dịp này tuy có tăng, nhưng không cao đột biến thuận lợi cho cả buôn bán và tiêu dùng.
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hôm qua cho biết, bệnh lao đã thay thế Covid-19 để trở thành bệnh truyền nhiễm hàng đầu gây tử vong vào năm 2023, đồng thời nêu bật những thách thức trong nỗ lực toàn cầu nhằm xóa bỏ căn bệnh này.
Thời điểm này, các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai thử nghiệm công nghệ 5G. Ngày 15/10/2024, Viettel là nhà mạng di động đầu tiên công bố khai trương dịch vụ 5G thương mại cho người dùng. Theo Sở Thông tin và Truyền thông, đến năm 2025, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển mạnh mạng 5G tại trung tâm các huyện, thành phố, thị xã, khu, cụm công nghiệp, góp phần thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chỉ tiêu quan trọng thuộc tiêu chí y tế trong xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao. Để đạt chuẩn xã NTM đòi hỏi tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt từ 90% trở lên. Đối với xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao, tỷ lệ này là 95% trở lên. Đây là chỉ tiêu “động” nên các địa phương đều rất nỗ lực duy trì, giữ vững và nâng cao chỉ tiêu này sau khi đã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.