Kinh tế

Nỗ lực duy trì ổn định sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh hiện có gần 500 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho trên 85.000 lao động. Xác định rõ, công tác phòng, chống ngập lụt cho các KCN sau cơn bão số 3 là một trong những nhiệm vụ cấp bách được UBND tỉnh đẩy mạnh chỉ đạo triển khai, những ngày qua, các ngành chức năng của tỉnh, nhất là Ban Quản lý các KCN tỉnh đã huy động tối đa nhân lực, vật lực, phương tiện để tập trung xử lý tốt các tình huống; cơ bản không để xảy ra ngập lụt rộng, giảm thiệt hại do mưa, lũ; hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được duy trì ổn định.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã xảy ra một số sự cố thông tin liên lạc trên địa bàn. Các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực khắc phục sự cố, triển khai những phương án tối ưu nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, hỗ trợ tích cực cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống thiên tai.

Các hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, triển khai sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Với yêu cầu của quá trình phát triển mới, các HTX phải từng bước thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Xuân Trường, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh xung quanh vấn đề trên.

Sáng 14/9, Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý). Dự lễ khai trương có đồng chí Nguyễn Đức Vượng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Phủ Lý. 

Sáng 13/9, chúng tôi về làng Gốm Quyết Thành (thị trấn Quế, Kim Bảng) để nắm tình hình của người làng nghề nơi đây trước cơn lũ lớn.

Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 3/2024. Dù nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, Việt Nam đang nắm bắt được nhiều cơ hội từ đầu tư công và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, những rào cản về giải ngân vốn và tiêu dùng nội địa đặt ra không ít thách thức.

Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của mưa lũ, 5/6 thôn thuộc xã Thanh Nghị (Thanh Liêm) rơi vào tình trạng ngập lụt. Nước lũ dâng cao đã khiến người dân sống trong cảnh cơ cực, nhiều hộ dân phải di dời đến ở tạm nhà người thân chờ nước rút.

Ngay sau khi mưa dứt và mực nước trên các sông có chiều hướng giảm, tranh thủ trời tạnh ráo, bà con nông dân các xã trên địa bàn huyện Kim Bảng đang khẩn trương thu hoạch lúa mùa nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Để bảo đảm bình ổn giá cả thị trường và cung cấp đủ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa mưa lũ, các đội quản lý thị trường (Cục Quản lý thị trường tỉnh) đã đồng loạt ra quân, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường quản lý, kiểm tra địa bàn nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, găm hàng tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp.

Nắm bắt tâm lý tiêu dùng và nhu cầu mua sắm hàng hóa trong các đợt thiên tai, trước diễn biến của mưa lũ sau cơn bão số 3, các siêu thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý đã chủ động dự trữ nguồn hàng hóa khá dồi dào, phong phú và giữ giá cả ổn định, nhất là các nhu yếu phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Phương án phân luồng đi qua Km 226 quốc lộ (QL) 1A.

Những ngày qua, tại Bắc Bộ liên tiếp xảy ra mưa lớn, lũ ở một số nơi thượng nguồn đã vượt mức lũ lịch sử, ngập lụt xảy ra ở nhiều địa phương gây  thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước.  

Hà Nam là một trong những tỉnh được dự báo nguy cơ ngập lụt cao trong những ngày tới. Vì vậy, nhu cầu mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dự trữ của người dân đang tăng cao. Sở Công thương Hà Nam vừa có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, đơn vị phân phối hàng hóa trong tỉnh chủ động phương án dự trữ, tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão.

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lớn trong các ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh Hà Nam, mực nước tại các sông dâng rất cao, tràn vào một số đoạn tuyến đường giao thông. Tại Km2+300 - Km2+700/ĐT.494C đoạn chạy dọc nằm sát bờ Tây sông Đáy đã xảy ra tình trạng ngập lụt cục bộ; tại Km1+300/ĐT.494C (trái tuyến) khu vực trạm bơm Thịnh Châu đã xảy ra hiện tượng sạt lở ta luy âm.

Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng mở rộng sản xuất cây màu vụ hè thu, với tổng diện tích gieo trồng khoảng 3.200 ha. Cùng với tăng về diện tích, một số loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao được đưa vào sản xuất, đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân.

Tối 10/9, UBND thành phố Phủ Lý ban hành văn bản thông báo phân luồng giao thông hạn chế phương tiện lưu thông qua cầu Phù Vân cũ. Theo đó, tính từ 20h ngày 10/9 cho đến khi có thông báo mới, toàn bộ xe ô tô không được qua cầu. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe gắn máy điện và các loại phương tiện xe tương tự được phép qua cầu, nhưng hạn chế lưu thông.

Tỉnh ta có diện tích sông, ngòi, hồ, đầm, ruộng trũng khá lớn, là lợi thế cho khai thác nguồn thủy sản tự nhiên, với sản lượng hiện đạt gần 472 tấn/năm, chiếm 2,6% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh. Để nguồn lợi thủy sản tự nhiên thực sự phát huy hiệu quả cần quan tâm nuôi dưỡng và khai thác hợp lý, tránh để cạn kiệt nguồn lợi quan trọng này.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy