Bạn đọc viết

Giữ gìn văn hóa nơi công cộng là việc được nói đến từ lâu, như việc vứt rác, ăn uống, nói năng,… Trong xã hội hiện đại chiếc điện thoại là vật bất ly thân của mỗi người. Việc sử dụng điện thoại di động nơi công cộng cũng cần được lưu ý, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Hai mươi năm sống ở thành thị, quả thực tôi chưa bao giờ được ngắm trăng thu, được chơi Trung thu, được thao thức vì tiếng trống ếch thùng thình tan vào trăng huyền dịu. Hai mươi năm ấy, trăng Thu chỉ lung linh trong nỗi nhớ, nằm trong nhà mà lòng thấy chơi vơi…

Mỗi mùa Trung thu về, vui và háo hức nhất là các em nhỏ. Bởi lẽ, Tết Trung thu các em được tham gia cắm trại cùng bạn bè, vui liên hoan văn nghệ, phá cỗ trông trăng… Không chỉ các em nhỏ, đón Tết Trung thu, người già cũng ngập tràn niềm vui, niềm hạnh phúc. Bởi, Tết Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên, Tết của sự sum họp đầm ấm bên gia đình, Tết con cháu luôn nhớ và mong muốn được trở về đoàn tụ bên ông bà, cha mẹ. 

Không còn trồng nhiều như hơn chục năm trở về trước, nhưng khi chớm thu, có dịp đi về các vùng quê thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp hương ổi quê thơm ngọt ngào trong gió. Đón thu sang, những trái ổi găng, ổi đào, ổi mỡ chín thơm lừng gợi nhớ biết bao ký ức tươi đẹp, trong sáng của tuổi thơ; nhắc nhớ về làng quê thời còn nhiều khó khăn, vất vả.

Tháng 8 khi các trường đại học công bố điểm trúng tuyển, học sinh tốt nghiệp THPT và gia đình nhận kết quả trong niềm vui vỡ òa. Tuy nhiên với nhiều gia đình, nhất là các nhà làm nông nghiệp, cùng với niềm vui con đỗ đại học là nỗi lo về các khoản chi phí nuôi con ăn học.

Nhắc đến những cánh diều cùng những tiếng sáo diều trầm bổng, vi vút tầng không là nhắc đến tuổi thơ đầy vô tư, trong sáng; là nhắc đến những triền đê cỏ xanh ngập bàn chân nối nhau “chạy” dài giữa đồng rộng mênh mông, bát ngát; là nhắc đến những chiều hè đầy nắng và gió lộng; là nhắc đến bầu trời cao xanh vời vợi với muôn vàn mây trắng nhởn nhơ bay…

Tháng Bảy – tháng nơi nơi sôi nổi các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, tháng người dân cả nước tri ân các Anh hùng liệt sỹ, thương, bệnh binh, gia đình chính sách và người có công với cách mạng.

Không biết từ bao giờ, bánh bèo chợ Chủ - thức quà quê mang tên theo địa danh ngôi chợ của làng Chủ (Ngọc Lũ, Bình Lục) lại làm người dân Ngọc Lũ những lúc xa quê cũng như thực khách trong vùng khi đã một lần thưởng thức… lại cứ nhắc nhớ, ước ao, mong chờ đến thế. Điều mà người dân Ngọc Lũ cũng như khách gần, xa nhắc nhớ, mong chờ, ước ao đến bánh bèo chợ Chủ có lẽ là bởi sự khác biệt, không đâu có ở thức quà quê thơm thảo, dân dã này.

Tôi đã từng được đến thăm Thành cổ Quảng Trị - Di tích Quốc gia đặc biệt của đất nước hình chữ “S” thân thương; được nghe hướng dẫn viên Khu di tích giới thiệu về cuộc chiến giữ Thành cổ của bộ đội ta suốt 81 ngày đêm đầy khốc liệt, nhiều mất mát, hy sinh.

Làng tôi nghèo - ngày xưa ấy nhiều nhà tranh vách đất. Đường làng quanh co, nhỏ hẹp, lầy lội khó đi. Mùa mưa bão đến, người lớn trong làng ai cũng lo đến “thắt gan, thắt ruột”. Cuộc sống hằng ngày vốn nhọc nhằn lại phải đối mặt với bao vất vả, khó khăn mỗi khi mùa mưa bão tới. 

“Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng bảy/ Có mưa tháng ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…” Hạt gạo làng ta  - nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, những người làm việc ngoài trời, tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao dễ bị sốc nhiệt, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời.

Chia tay đợt rét nàng Bân cuối mùa, chia tay những cơn mưa phùn dai dẳng cùng nồm ẩm của mùa xuân, mùa hạ bắt đầu với ánh nắng vàng trong trẻo, tươi mới, dịu dàng. Qua mùa đông khẳng khiu, trụi lá; mùa xuân muôn lộc biếc đâm chồi; đầu hạ, những hàng cây bên đường xòe rộng những tán lá mướt xanh rung rinh đón gió. Trong không gian thoáng đãng, yên bình, thỉnh thoảng vang lên một vài tiếng ve đơn lẻ như muốn báo hiệu mùa hạ đã sang.

Gắn với nghề nông, sống với nghề nông nên nhân dân ta đã có những câu ca dao, tục ngữ vận vào thời tiết từng mùa. Hết tết Cả - cái tết lớn nhất trong năm của người Việt và cũng là thời điểm đánh dấu mùa Xuân mới đã sang. Mùa Xuân gắn với mưa phùn, trăng non và rét ngọt nhưng cái rét mùa xuân cũng có những nét riêng có “Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”.

Gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng là lựa chọn an toàn, song có nhiều vụ tiền tiết kiệm bỗng dưng mất trắng vì khách hàng chủ quan, phạm sai lầm đáng tiếc. Vì vậy, khi gửi tiết kiệm, khách hàng cần lưu ý một số điểm sau để không bị mất tiền oan.

Tết đến, Xuân sang là thời điểm nhiều làng ở khắp các địa phương trong tỉnh tưng bừng mở hội. Đúng như tên gọi, ngày làng mở hội, dân làng, những người con xa quê, du khách xa gần tới tham dự lễ hội rất đông. Không khí trong thôn, ngoài xóm tưng bừng, náo nhiệt, đầy phấn khởi. Không chỉ mang tính gắn kết cộng đồng, giữ gìn và phát huy nét văn hóa đặc trưng ở mỗi làng quê, hội làng còn khơi dậy trong mỗi người tình yêu, lòng tự hào và ý thức hướng về quê hương nguồn cội.

Ngày mùng 7, tháng Giêng, năm Quý Mão, tiếng trống khai hội Tịch điền, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên vang lên rộn rã. Theo sử sách ghi, mùa Xuân năm Đinh Hợi (năm 987), vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan đã về cày ruộng ở Đọi Sơn, mở đầu một phong tục tốt đẹp của người Việt. Nhà vua đích thân đi cày nhằm khuyến khích nông dân chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp để có cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Hơn mười năm qua, tích xưa được phục dựng, người dân và du khách tham dự lễ hội Tịch điền rất đông. Noi gương các bậc tiền nhân, những năm qua, phát triển sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh coi trọng.

Mỗi bậc cha mẹ đều háo hức nhìn thấy con bò, đặc biệt là lần đầu tiên, nhưng đó là giai đoạn mà hầu hết các bậc cha mẹ bắt đầu nghiên cứu kỹ lưỡng các mẹo an toàn khi ở nhà. Dưới đây là một số điều cơ bản về cách đảm bảo con bạn được an toàn khi ở nhà.

Vừa qua, sinh viên 2 lớp Báo in và Báo ảnh thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có chuyến thực tế tại Báo Hànộimới – cơ quan ngôn luận của Đảng bộ TP Hà Nội, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hà Nội. Được “mục sở thị” quy trình hoạt động của 1 tòa soạn báo chí chuyên nghiệp đã để lại nhiều cảm xúc và những suy nghĩ tích cực với các sinh viên báo chí, trước khi các em hoàn thành khóa học, trở thành những nhà báo trẻ trong tương lai.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy