Bạn đọc viết

Gia đình ông Tâm chỉ thuộc hàng kinh tế khá chứ chưa phải giàu có trong làng, nhưng ông lại là người nhiệt tình nhất trong giúp đỡ, vận động người dân giúp đỡ các hộ gia đình chính sách còn khó khăn.

Tuổi thơ tôi lớn lên và trải qua nhiều mùa giáp hạt thiếu đói, một phần cũng nhờ món canh rau tập tàng giản đơn nhưng vô cùng ngon ngọt mà mẹ và bà nội tôi vẫn hái ngoài bờ ruộng, quanh quất ven đường làng, hay trong vườn nhà...

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ tục lễ không nổi lửa trong 3 ngày liền, ăn đồ lạnh (hàn) chuẩn bị từ trước. Nhưng ở Việt Nam, Tết bánh trôi, bánh chay mùng 3/3 mang một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt, thấm đẫm tinh thần người Việt.

Trong các loại hoa gắn liền với làng quê, thuần nét chân quê nhất có lẽ là hoa chanh. Chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Bính đã dùng hình tượng hoa chanh để nói về nét chân quê mộc mạc, giản dị: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh/ Thầy u mình với chúng mình chân quê”. 

Bất đồng quan điểm sống là một trong những trở ngại không nhỏ khiến nhiều gia đình khó có được hạnh phúc thực sự. Thậm chí, bất đồng quan điểm sống chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự chia rẽ giữa các thành viên, thậm chí dẫn tới vợ chồng ly hôn, con cái xa rời bố mẹ, ông bà, người thân. Vậy làm thế nào để các thành viên dễ đồng cảm, thấu hiểu, gắn kết với nhau hơn, tránh bất đồng, giúp mối quan hệ gia đình trở nên bền chặt, hạnh phúc? 

Bây giờ về bất kỳ vùng quê nào của Hà Nam, sẽ không còn những con đường đất, ngõ đất mà thay vào đấy là những con đường bê tông rộng rãi, phẳng lì.

Tháng ba, mê mải giữa bao sắc hoa xuân rực rỡ, chợt dịu lòng trước hương bưởi lặng thầm nơi xóm nhỏ bình yên. Năm nào cũng vậy, sang xuân, cây bưởi nở hoa, từng chùm hoa trắng tinh khiết, ken dày, tỏa hương thơm dịu dàng, thật gần gũi, thân quen mà vẫn đem đến bất ngờ tới ngỡ ngàng - lại thêm một mùa hoa mới. 

Như bao ngày bình thường khác, ngày mùng 8/3, chúng tôi vẫn ra đồng làm việc – chị Phạm Thị Huyền, Thôn 5, Phù Vân, TP Phủ Lý cười chia sẻ khi chúng tôi hỏi có gì đặc biệt với các chị trong ngày mùng 8/3 không? 

Bà Phan là người sùng đi lễ. Năm trước dịch Covid-19 căng thẳng, không đi lễ được, bà buồn bực lắm. Năm nay, bà nghĩ đã thực hiện “bình thường mới”, đi lại bình thường nên đã lên kế hoạch để đi lễ ngay từ những ngày đầu năm.

Các cụ xưa có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về tập tục được tiếp nối qua bao đời của người dân Việt. Đã thành lệ, vào những ngày đầu Xuân mới, người dân thường mua muối để lấy may, cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi; gia đạo bình an, gặp nhiều may mắn… Cuối năm mua vôi để quét tường nhà, tường rào, làm mới nhà cửa đón Tết Nguyên đán với mong muốn có nhiều niềm vui mới đến với gia đình, làng xóm. Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi đều là để cầu may mắn, yên vui. 

Các trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử rao bán khá nhiều phong bao lì xì in hình đồng tiền Việt Nam mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng.

Khi con hỏi bố: "Mùng 1 Tết Cha, Mùng 2 Tết Mẹ, Mùng 3 Tết Thầy là sao hả bố? Tại sao cha mẹ ở cùng nhà phải chia thành 2 ngày? Tại sao mùng 3 Tết Thầy mà không phải ai khác?".

Mọi năm, những ngày giáp Tết, đường về quê nườm nượp xe cộ, tắc đường đến nghẹt thở ở các cửa ngõ ra vào thành phố. 

Những cơn gió mùa Đông Bắc đầu tiên tràn về, tuy chưa buốt giá tái tê nhưng đủ cho mọi người cảm nhận cái lạnh của mùa đông đã thực sự bắt đầu.

Trường làng tôi ngày ấy đơn sơ với những lớp học cấp bốn nối nhau thành hình chữ U “nằm” bình yên dưới những tán bàng xòe ô che mát. Ngày ấy, học sinh thường đi bộ tới trường, nhìn thấy thầy, cô giáo là đứng lại nghiêm ngắn lễ phép chào: “Em chào cô ạ!”, “Em chào thầy ạ!” đầy kính trọng và biết ơn. Theo năm tháng, rêu phong dần phủ màu ngói đỏ; tường trắng ngả màu qua bao nắng, bao mưa… Nơi bục giảng thân quen, hằng ngày thầy cô tận tình, nhiệt huyết, say sưa truyền giảng kiến thức. Bụi phấn trắng rơi đều theo những tiết học đầy bổ ích, háo hức và say mê. 

Không còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước mát lành phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cho người dân ở nông thôn như trước kia, nhưng hiện nay nhiều giếng làng đã, đang được các thôn, xóm đầu tư tu sửa, tôn tạo từ nguồn kinh phí xã hội hóa, góp phần “điều hòa” môi trường sống, đồng thời giữ gìn, tô đẹp phong cảnh đặc sắc riêng có của làng quê. 

Tháng 11 - tháng đầu đông đã sang, nhưng năm nay khi trời còn đang giữa tháng 10 đã có những cơn gió mùa Đông Bắc mang theo cái lạnh đầu đông. Cơn gió nghịch mùa đã đưa mùa đông năm nay đến sớm hơn và mưa cũng sớm hơn. Gió mưa mùa đông biến đổi lại đang trong đại dịch Covid-19 có khiến lòng người an yên cảm nhận những nét đẹp mùa đông - một mùa riêng có của Bắc Bộ.

Từ khi xảy ra dịch bệnh Covid -19 (tính từ ngày 19/9 đến nay), cuộc sống bình thường của người dân Phủ Lý nói riêng, toàn tỉnh nói chung có nhiều thay đổi, trong đó có thói quen nói chuyện, thăm hỏi hằng ngày. 

Nếu chỉ có một cách khiến bạn hạnh phúc là mọi người hạnh phúc, thì bạn sẽ không bao giờ có thể làm được điều đó.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy