Lễ hội

Tối ngày 2/3, tại không gian phố đi bộ Phủ Lý, Hội LHPN tỉnh tổ chức hoạt động đồng diễn dân vũ trong trang phục áo dài.

Tối 29/2, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức phát động “Tuần lễ Áo dài” năm 2024 và chương trình nghệ thuật “Hương sắc Áo dài Việt”.

Là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần, vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường… lễ hội ra đời và luôn có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội. Gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc, lễ hội truyền thống đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Giáo dục truyền thống văn hóa cho trẻ em qua lễ hội là cách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới.

“Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua...”  đây là bài thơ “Ông đồ” - Vũ Đình Liên... câu trả lời của các em học sinh càng làm sôi động thêm không khí buổi giao lưu Hội chợ Xuân 2024 do Trường Tiểu học Hòa Mạc (thị xã Duy Tiên) tổ chức dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua.

Mùa Xuân là mùa khởi đầu của một năm, cây lá đâm chồi nảy lộc, đất trời giao hòa. Mùa Xuân cũng là mùa của lễ hội. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đông đảo người dân đi đến các lễ hội, các điểm tâm linh vừa là du lịch vãng cảnh, thưởng thức văn hóa các vùng miền, cũng là cầu cho bản thân, gia đình một năm mới sức khỏe dồi dào, mọi điều tốt đẹp. Tuy nhiên, du xuân trẩy hội thế nào để dạ an yên, tâm cảm được niềm vui, mang đến những tác động tích cực cho mỗi người, mỗi nhà đầu năm mới có lẽ là điều cần được lưu tâm.

Đã thành lệ, năm nào cũng vậy vào ngày mùng 10 tháng Giêng làng Nội Kiếu, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân lại tưng bừng mở hội. Hội làng tổ chức vào những ngày đầu Xuân mới, dù công việc đồng áng thời điểm này rất bận nhưng người dân thôn Nội Kiếu vẫn tranh thủ thời gian tham dự lễ hội, vào đình lễ Thánh cầu may, cầu an, cầu phúc cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...

Ngày 24/2 (tức 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban quản lý di tích cùng cán bộ và nhân dân thị trấn Vĩnh Trụ (Lý Nhân) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đình làng và đón Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Văn từ đình Vĩnh Trụ.

Tiếp tục tổ chức chuỗi các hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm Ngày Thơ Việt Nam, sáng 24/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Bình Lục và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức chương trình Ngày thơ trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến với chủ đề “Bản hòa âm đất nước - Sắc xuân vườn Bùi” nhân kỷ niệm 115 năm Ngày mất của ông (15/02/1909-15/02/2024).

Tối ngày 23/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại không gian thiêng của Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương (Xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân) UBND tỉnh Hà Nam đã long trọng tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần Xuân Giáp Thìn năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự trân trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương, tưởng nhớ những cống hiến, hy sinh của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước.

Rằm tháng Giêng có một số tên gọi khác như Tết Thượng nguyên, Tết treo đèn, Tết Nguyên tịch, Tết Nguyên tiêu, gắn với sự ra đời của lịch tiết khí và âm lịch.

Giao lưu thơ Xuân là một trong những hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân do Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam tổ chức thường niên vào mùng 4 Tết.

Hội Xuân Tam Chúc năm nay được tổ chức trong 2 ngày 20-21/2 (tức ngày 11-12 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã cơ bản xong, sẵn sàng khai hội.

Là tỉnh có nhiều khu, điểm du lịch tâm linh và các lễ hội lớn được tổ chức vào dịp đầu Xuân năm mới nên dịp này đang là cơ hội để du lịch Hà Nam đạt và vượt các mục tiêu đề ra trong năm.

Tối 17/2 (tức ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại phố đi bộ thành phố Phủ Lý đã diễn ra Liên hoan múa Lân, Sư, Rồng và Chiếu chèo Xuân Giáp Thìn 2024. Dự liên hoan có đồng chí Nguyễn Đức Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phủ Lý; lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng đông đảo nhân dân, các em thiếu nhi.

Tối ngày 17/2 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, UBND huyện Lý Nhân phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương và nhân dân huyện Lý Nhân long trọng tổ chức Khai hội Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương xuân Giáp Thìn năm 2024.

Xã hội ngày càng hiện đại, nghi thức, nghi lễ cũng có những thay đổi nhất định nhưng trong sâu thẳm tâm thức người Việt, Tết Nguyên đán vẫn luôn chứa đựng đầy đủ nhất những giá trị thiêng liêng, là di sản văn hoá hàng đầu, mang đậm cốt cách và tinh thần dân tộc, cần được bảo tồn, phát huy và lan tỏa.

Sáng 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại sân Tịch điền (thôn Đọi Tín, xã Tiên Sơn), UBND thị xã Duy Tiên đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Tịch điền Đọi Sơn năm 2024.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng và bắt đầu tổ chức từ năm 2009 đến nay. Lễ hội bắt nguồn từ điển tích trọng nông của vua Lê Đại Hành  vị vua đầu tiên nhà Tiền Lê. Sử sách ghi rằng: “Đinh Hợi, năm thứ 8 (987), mùa Xuân, vua bắt đầu cày ruộng Tịch điền ở núi Đọi, được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải, được một chĩnh nhỏ bạc, vì thế đặt tên là ruộng Kim Ngân”. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng có viết: “Nay dưới chân núi Đọi, phía Tây vẫn còn cánh đồng Tịch điền rộng gần trăm mẫu và còn di tích vài nền nhà, gọi là Dinh trong, Dinh ngoài, tương truyền là nơi vua Tiền Lê về nghỉ để sau đó đi cày. Từ Hoa Lư, vua đi thuyền theo dòng Hoàng Long, ra ngã ba Gián Khẩu, vào sông Đáy, ngược lên Châu Cầu, rồi theo dòng Châu Giang ngược lên núi Đọi”.

Trong khuôn khổ lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (thị xã Duy Tiên) xuân Giáp Thìn 2024, ngày 6 tháng Giêng, tức 15/2/2024, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam đã tổ chức Hội thi vẽ trang trí trâu tại khu vực sẽ diễn ra lễ cày Tịch điền. 20 họa sỹ đến từ các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Bình và Hà Nam đã tham gia hội thi.

Chiều ngày 14/2 (mùng 5 tháng Giêng), tại sân Tịch điền xã Tiên Sơn, UBND thị xã Duy Tiên đã tổ chức tổng duyệt Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024. Tới dự tổng duyệt có đồng chí Nguyễn Anh Chức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo thị xã Duy Tiên và xã Tiên Sơn.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy