Di sản

Tối 9/3 (giờ Việt Nam) đã diễn ra chung kết Miss World 2024 lần thứ 71 với sự tham gia của các người đẹp đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại diện cho Việt Nam là Huỳnh Nguyễn Mai Phương, sinh năm 1999, quê Đồng Nai.

Những ngôi nhà mái gianh, những mành tre, liếp tre, rào tre... nét đặt trưng của làng quê xưa tưởng chỉ còn trong ký ức của lớp người trung niên và người cao tuổi, chợt ngỡ ngàng được “gặp lại” nơi cửa Phật linh thiêng khi đến một số chùa cầu an, vãng cảnh.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, năm 2024, gồm chuỗi hoạt động từ ngày 15/4 đến 1/5 với thông điệp "Sách hay cần bạn đọc", "Sách quý tặng bạn", "Tặng sách hay - Mua sách thật", "Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe".

Với phương châm: “Ai có thì tặng – Ai cần đến mượn”, hơn một năm qua, tủ áo dài truyền thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân đã cho hàng chục lượt hội viên phụ nữ trong xã mượn mặc trong dịp ngày 8/3, ngày 20/10, ngày hội làng hoặc khi nhà có đám hỏi, đám cưới… Được mặc áo dài trong những dịp quan trọng giúp chị em phụ nữ phấn khởi và thêm tự hào về áo dài truyền thống Việt Nam. 

Sáng 6/3, tại Nhà Hát lớn, Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú lần thứ 10.  

Hà Nam đang đón chào một mùa Xuân mới trong niềm hân hoan của đất trời và lòng người. Mùa Xuân gợi nhiều cảm xúc thi ca, những vần thơ, ý thơ… vì thế cũng được dịp ngẫu hứng nảy nở nhiều hơn trong tâm hồn người nghệ sĩ.

Tối ngày 2/3, tại không gian phố đi bộ Phủ Lý, Hội LHPN tỉnh tổ chức hoạt động đồng diễn dân vũ trong trang phục áo dài.

Tối 29/2, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức phát động “Tuần lễ Áo dài” năm 2024 và chương trình nghệ thuật “Hương sắc Áo dài Việt”.

Là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần, vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường… lễ hội ra đời và luôn có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội. Gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc, lễ hội truyền thống đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Giáo dục truyền thống văn hóa cho trẻ em qua lễ hội là cách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới.

“Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua...”  đây là bài thơ “Ông đồ” - Vũ Đình Liên... câu trả lời của các em học sinh càng làm sôi động thêm không khí buổi giao lưu Hội chợ Xuân 2024 do Trường Tiểu học Hòa Mạc (thị xã Duy Tiên) tổ chức dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua.

Tiếp tục tổ chức chuỗi các hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm Ngày Thơ Việt Nam, sáng 24/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Bình Lục và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức chương trình Ngày thơ trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến với chủ đề “Bản hòa âm đất nước - Sắc xuân vườn Bùi” nhân kỷ niệm 115 năm Ngày mất của ông (15/02/1909-15/02/2024).

Rằm tháng Giêng có một số tên gọi khác như Tết Thượng nguyên, Tết treo đèn, Tết Nguyên tịch, Tết Nguyên tiêu, gắn với sự ra đời của lịch tiết khí và âm lịch.

Sáng 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng), Chùa Tam Chúc long trọng tổ chức Hội Xuân Tam Chúc 2024 với chủ đề “Kết nối di sản”. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã về tham dự cùng các vị đại biểu và đông đảo du khách thập phương.

Giao lưu thơ Xuân là một trong những hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân do Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam tổ chức thường niên vào mùng 4 Tết.

Hội Xuân Tam Chúc năm nay được tổ chức trong 2 ngày 20-21/2 (tức ngày 11-12 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã cơ bản xong, sẵn sàng khai hội.

Tối 17/2 (tức ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại phố đi bộ thành phố Phủ Lý đã diễn ra Liên hoan múa Lân, Sư, Rồng và Chiếu chèo Xuân Giáp Thìn 2024. Dự liên hoan có đồng chí Nguyễn Đức Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phủ Lý; lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng đông đảo nhân dân, các em thiếu nhi.

Xã hội ngày càng hiện đại, nghi thức, nghi lễ cũng có những thay đổi nhất định nhưng trong sâu thẳm tâm thức người Việt, Tết Nguyên đán vẫn luôn chứa đựng đầy đủ nhất những giá trị thiêng liêng, là di sản văn hoá hàng đầu, mang đậm cốt cách và tinh thần dân tộc, cần được bảo tồn, phát huy và lan tỏa.

Quần thể danh thắng Tam Chúc nằm trên địa phận thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng. Cách đây trên 10.000 năm vùng đất này đã có người Việt cổ đến cư trú và khai phá. Các di chỉ, hiện vật mang những nét đặc trưng của văn hóa Hòa Bình, văn hoá Đông Sơn và các hiện vật thời kỳ Đông Hán, Tuỳ - Đường sang Lý - Trần được tìm thấy trên vùng đất này đã chứng tỏ điều đó. Vùng đất này còn gắn với các các vị thần, Phật, quân vương như Đinh Tiên Hoàng, Lý Quốc Sư, Trần Nhân Tông cùng những lễ hội độc đáo. Mang trong mình nhiều lớp trầm tích về lịch sử, văn hóa, từ những xóm núi heo hút xưa, Ba Sao đã trở thành thị trấn và đang ngày càng vươn mình phát triển, đặc biệt với thế mạnh du lịch khi nơi đây hiện hữu ngôi chùa kỳ vĩ, công trình thế kỷ của văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam và thế giới cùng các ngôi cổ tự có từ ngàn năm thờ Phật và những người có công với dân với nước.

Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam do những nghệ sỹ nông dân và các nho sỹ bình dân đồng sáng tạo. Sự tồn tại và phát triển của chèo gắn liền với đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh sân khấu truyền thống gặp khó khăn về nhiều mặt, việc đưa chèo đến gần nhân dân bằng các hình thức khác nhau cũng là cách tạo mở con đường để chèo tiếp tục đi sâu vào đời sống, thấm sâu vào tinh thần nhân dân.

Nhắc đến Liễu Đôi, Liêm Túc đất vật nổi tiếng một vùng xưa nay, tôi cứ nhớ mãi lời tâm sự của một nhà nghiên cứu nguyên là cán bộ Sở Văn hóa-Thông tin thời còn tỉnh hợp nhất Hà Nam Ninh, rằng: Bao năm từ Nam Định về dự hội Liễu Đôi(*) vẫn cứ phải dắt xe đạp trên chiếc cầu làm bằng thanh ray đường sắt (có tên cầu Đen) bắc qua con sông nhỏ nối La Sơn (Bình Lục) sang Liêm Túc (Thanh Liêm). Lại nữa, khi có chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục, nước sạch nông thôn (của Tổ chức viện trợ phi chính phủ Plan), Liêm Túc là một trong những xã nghèo được ưu tiên hỗ trợ xây trường, khoan giếng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt…

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy